Đưa báo An Ninh Thế Giới ra tòa?
Việt Hồng
Theo kiện 5 năm để được xin lỗi
Trong những ngày vừa qua, truyền thông và dư luận xã hội Ba Lan sôi nổi bàn cãi về trường hợp một công dân bình thường - bà Alicja Tysiac đã thắng kiện nhà nước Ba Lan tại Tòa án Nhân Quyền châu Âu Stasbourg. Cũng trong những ngày này, có một vụ thắng kiện khác không kém phần "hoành tráng” của một công dân Ba Lan gốc Việt - ông Trần Ngọc Thành với Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan (Telewizja Polska S.A).
Sự việc xảy ra cách đây hơn 5 năm, ngày 14/11/2001, hai phóng viên Agnieszka Borowska và Monika Michalak của kênh truyền hình TPV1 (kênh truyền hình lớn nhất trong số nhiều kênh của Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan) làm một phóng sự về hoạt động buôn bán của người Việt Nam trên chợ Sân Vận Động Mười Năm (Stadion Dziesięciolecia), thuộc thủ đô Warsaw. Đây là một chợ trời thuộc loại lớn nhất tại Đông Âu hoạt động từ mười mấy năm nay, nơi có vài ngàn người Việt Nam làm ăn, buôn bán và phần lớn không có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Ba Lan.
Phóng sự đã nhắc tới ông Thành và công ty TRANSPOL của ông như một trong số những tổ chức Mafia của người Việt chuyên đi thu bảo kê ở khu chợ này. Ông quyết định khởi kiện Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan cùng hai phóng viên Agnieszka Borowska và Monika Michalak vì cho rằng phóng sự đó không những xúc phạm tới cá nhân ông, công ty ông mà còn làm tổn haị tới những hoạt động dân chủ mà ông đang theo đuổi và làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng người Việt tại đây. Cũng có dư luận cho rằng, ông bị đặt điều một cách ác ý vì khi đó ông đang là Tổng biên tập nguyệt san báo giấy Đàn Chim Việt (1), một tờ báo không làm vừa lòng những người Việt trung thành với chế độ cộng sản Hà Nội vì vậy có một số người không ưa ông và những hoạt động cổ vũ dân chủ của ông.
Cùng với luật sư Włodzimierz Sarna, cựu phó chủ tịch Hội Luật Gia Ba Lan, ông Trần Ngọc Thành đã theo vụ kiện hơn 5 năm trời. Ông đòi Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan phải bồi thường danh dự cho ông 100.000 PLN (tiền Ba Lan, khoảng trên 30.000 USD) và chính thức xin lỗi trên truyền hình. Ông cũng tuyên bố trước tòa rằng, ông theo đuổi vụ kiện không phải vì tiền mà vì danh dự. Nếu ông thắng kiện, ông sẽ đề nghị Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan chuyển số tiền trên cho Trung tâm nuôi trẻ mồ côi.
Tòa án Vac-sa-va (Warsaw) trong phiên tòa dân sự ngày 15/12/2005 đã xử cho ông Trần Ngọc Thành thắng kiện nhưng Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan quyết định kháng án lên Tòa án Tối cao. Ngày 1/2/2007, Tòa án tối cao đã xử y án sơ thẩm, buộc Hãng Truyền Hình này phải chuyển tiền bồi thường cho trại trẻ mồ côi và chính thức xin lỗi ông trên truyền hình.
Trong chương trình phát lúc 22 giờ 40 phút ngày 21/3/2007, đài truyền hình TVP1 đã chính thức xin lỗi ông Thành, tạm dịch như sau:
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.danchimviet.com/php/images/032007/tvp1.jpg
Agnieszka Borowska: "Xin lỗi ông Trần Ngọc Thành vì những thông tin sai sự thật về ông" - (Xem: Video về việc xin lỗi của TVP1 ) - Nguồn: TVP1
Hãng Truyền Hình Quốc Gia Ba Lan cùng các phóng viên Agnieszka Borowska và Monika Michalak xin lỗi ông Thành - Trần Ngọc vì những thông tin sai sự thật về ông và công ty TRANSPOL của ông trong phóng sự dưới nhan đề “Bảo kê trên chợ Sân Vận Động”, phát ngày 14/11/2001. Phóng sự nằm trong chương trình Hình Sự (Kronika Kryminalna) này đã suy diễn một cách vô căn cứ rằng ông Thành và các nhân viên của hãng ông tham gia vào “thế giới tội phạm quận Praga”, là thủ phạm thu tiền bảo kê trong khu vực chợ trên phố Zamoyskiego ở Vac-sa-va và chia chác nhau các khoản thu nhập bất hợp pháp này.
Phát biểu về cảm giác sau khi thắng kiện, ông Thành cho hay là ông rất hài lòng, ông cám ơn chế độ dân chủ tại Ba Lan đã cho ông một cơ hội mà ông chưa thể có được ở chính quê hương mình.
Truyền thông Việt Nam có thể bị khởi kiện?
Việc một công dân thắng kiện nhà nước hay cơ quan truyền thông tại các nước dân chủ là chuyện bình thường nhưng cho tới nay nó vẫn là điều không tưởng ở một nước “dân chủ gấp triệu lần tư bản”. Chính vì không ai có thể kiện được Đảng Cộng Sản (ĐCS), kiện được Nhà Nước Việt Nam (VN) hay truyền thông Việt Nam nên các cơ quan này mặc sức làm càn. Không ai lạ gì những bài báo mang tính chụp mũ, mạ lị, vu khống, làm nhục người khác đăng tải trên các báo Nhân Dân, An Ninh Thế giới, Công An Nhân Dân... trong nhiều năm qua. Đối tượng mà những tờ báo này đem ra vu khống, bôi nhọ, mạ lị không tiếc lời (thường) là những người bất đồng chính kiến với ĐCSVN - những người bằng phương pháp ôn hòa tranh đấu cho một Việt Nam thực sự dân chủ và đa nguyên. Họ không ngần ngại bôi nhọ thanh danh của những người như ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Trần Khuê, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình... và nhiều công dân gốc Việt sống ở nước ngoài. Ví dụ gần đây nhất là một bài trên tờ “An Ninh Thế Giới”.
An ninh Thế giớiXúc phạm, bôi nhọ không những với các công dân Việt Nam mà còn với các công dân Ba Lan và Mỹ gốc Việt...
Nguồn: cand
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.danchimviet.com/php/images/032007/cand1.jpg
An ninh Thế giớiXúc phạm, bôi nhọ không những với các công dân Việt Nam mà còn với các công dân Ba Lan và Mỹ gốc Việt... Nguồn: cand
Trong bài “Sự thật về về việc chống phá nhà nước của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân” tác giả Bảo Sơn đã sử dụng nhiều thông tin sai sự thật và có những lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ v.v... không những với các công dân Việt Nam (*) mà còn với các công dân Ba Lan và Mỹ gốc Việt. Cũng như đa số các bài báo thuộc thể loại này từ trước tới nay, bài báo này đã kết tội như đinh đóng cột các luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài phạm tội "chống phá nhà nước”, "cấu kết với bọn phản động”.... mặc dù chưa có kết luận của tòa án. Như vậy, tác giả Bảo Sơn đã vi phạm điều 09 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam vì điều này qui định “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Chỉ có toà án mới có quyền kết tội một công dân chứ không phải tác giả của một bài báo có thể xưng xưng kết tội người khác trong khi công dân đó mới đang bị tạm giam để điều tra. (Bài viết này xin miễn bàn tới hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng).
Vẫn với cách viết lách muôn thuở của cái văn minh họng súng và lấy thịt đè người từ thời Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm hay những năm 1980, 1990 của thế kỷ trước, bài báo gọi những công dân chưa bị kết tội và cả những công dân mang quốc tịch Mỹ, Ba Lan bằng thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ như: “hắn”, "gã”, “kẻ”, “ả”, "bọn”, "lũ”, "bọn chúng”, “thị”, "đám"..., gọi luật sư Nguyễn Văn Đài, một người đã tốt nghiệp Đại học Luật, từng đi tu nghiệp ở nước ngoài là “học hành lởm khởm... coi người khác không là cái đinh gì so với mình, háo danh"... Nếu nhìn vào mớ ngôn ngữ hổ lốn trên mà đánh giá thì có lẽ chính ông Bảo Sơn mới là người “không coi người khác là cái đinh gì” và không khéo chính ông mới là người học hành lởm khởm.
Còn với luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Trần Thị Lệ (mẹ luật sư) trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền cho hay: “Những người viết bài này không những chỉ lấy thông tin một chiều mà còn bịa đặt chứ chưa bao giờ đến gặp chúng tôi để tìm hiểu cặn kẽ, điều mà một phóng viên có trình độ và lương tâm luôn phải thực hiện trước khi đưa bài đăng báo. Vì bịa đặt nên có những chi tiết đưa ra hết sức vô lý và lố bịch”. Và bà đã chứng minh sự bịa đặt, vô lý, lố bịch đó bằng một loạt các trích dẫn từ bài viết của tác giả Bảo Sơn. Bà đã đưa ra nhiều dẫn chứng phản bác lại luận điệu của ông Bảo Sơn là “Công Nhân bị sa thải vì lý do năng lực yếu kém và thái độ làm viêc không nghiêm túc”, hay “Công Nhân chưa bào chữa vụ nào cho ra hồn”. v.v... và v.v... Theo bà, tác giả Bảo Sơn đã đưa ra nhưng thông tin sai lệch, vu khống với "dã tâm chà đạp lên nhân cách của con tôi” và bà kết luận một cách khó chối cãi rằng “chính những Đảng viên khi nắm quyền lãnh đạo mà tham ô tham nhũng, suy thoái đạo đức trong các ngành các cấp này mới thực sự là những người phá hoại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”
hội trường rất trang trọng của Quốc hội Ba Lan.
trang BBC,
Cũng trong bài báo kể trên, tác giả Bảo Sơn đã không tiếc lời vu khống, lăng nhục những công dân gốc Việt mang quốc tịch Ba Lan và Mỹ, những người đang được kính trọng ngay ở các nước sở tại và được luật pháp nơi đó bảo vệ. Ông Trần Ngọc Thành được tác giả "ưu ái" gọi là "gã lưu manh chính trị”, người đã tổ chức Hội nghị về quyền Lao động tại Vac-sa-va "nhằm quyên góp tiền tài trợ”. Tôi không biết khi tác giả Bảo Sơn viết những câu này, tác giả có những bằng chứng về sự "lưu manh chính trị” của ông Trần Ngọc Thành không? Hay chỉ là một sự "suy bụng ta ra bụng người”? Liệu tác giả có chứng minh được cái gọi là "quyên góp tiền tài trợ” hay không”? Quyên góp từ ai? Từ tổ chức nào? Lúc nào? Bao nhiêu? Có hóa đơn, biên nhận hay bằng chứng gì không? Và còn vô số các chi tiết sai sự thật khác như "Nghị viện Ba Lan không cho mượn hội trường cho nên chúng phải chuyển địa điểm vào phút chót”. Trên thực tế, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, chủ tịch Quốc hội Ba Lan vẫn ký quyết định cho phép Hội nghị được tổ chức trong một hội trường rất trang trọng của Quốc hội Ba Lan. Tin tức về Hội nghị này được đăng tải trên nhiều website của hải ngoại trong đó có cả trang BBC,, một trang Web không bị tường lửa tại Việt Nam. Cũng với thái độ cố tình bịa đặt, bôi nhọ như vậy, tác giả Bảo Sơn viết tiếp: “ông Janusz Sniadek – chủ thịch Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã thẳng thừng từ chối tham gia, từ chối giúp đỡ...”. Thực tế, khi phái đoàn của Hội nghị xuống thành phố Gdańsk thăm trụ sở chính của Công đoàn Đoàn kết, ông Janusz Sniadek đã tiếp đoàn rất tận tình, tự tay đeo huy hiệu Công đoàn Đoàn kết cho tất cả các thành viên của đoàn và xin lỗi vì đã nhận lời đi dự một hội nghị khác ở Brussels (Vương quốc Bỉ, Belgium) nên không tới tham dự Hội nghị này được.
... Tôi có quyền đưa tờ báo này ra một tòa án quốc tế và tôi đang cùng luật sư của mình xem xét khả năng về việc đưa tờ báo cũng như tác giả của bài báo này ra tòa
Nguồn: radiovncr.com
--------------------------------------------------------------------------------
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Thành cho biết ông không ngạc nhiên gì về sự xuyên tạc, vu khống này. Trong lần về Việt Nam năm 2002, ông đã từng bị công an Việt Nam vu cho buôn thuốc phiện và tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Khi ông yêu cầu họ chứng minh thì họ lúng túng không đưa ra được một bằng chứng nào. Nhờ sự can thiệp quyết liệt với Bộ ngoại giao Việt Nam và giúp đỡ nhiệt tình của toà đại sứ Ba Lan tại Hà Nội mà ông đã trở về Ba Lan an toàn. Khi được hỏi: “Ông có định theo đuổi vụ kiện với báo An Ninh Thế Giới không?”. Ông cho hay: “Với tư cách là một công dân Ba Lan bị xúc phạm, tôi có quyền đưa tờ báo này ra một tòa án quốc tế và tôi đang cùng luật sư của mình xem xét khả năng về việc đưa tờ báo cũng như tác giả của bài báo này ra tòa”.
http://www.danchimviet.com/php/images/032007/tranngocthanh.jpg
... Tôi có quyền đưa tờ báo này ra một tòa án quốc tế và tôi đang cùng luật sư của mình xem xét khả năng về việc đưa tờ báo cũng như tác giả của bài báo này ra tòa Nguồn: radiovncr.com
Khi hội nhập với thế giới văn minh, với thói quen ngồi xổm lên pháp luật và ngồi xổm luôn lên đầu người khác (nếu tiện), Việt Nam đã phải đối mặt với một loạt các vụ kiện như Việt Nam Airline (với số tiền đòi bồi thường lên tới 5.000.000, euros), kiện bán phá giá tôm, cá basa... rồi vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình v.v. mà kết quả là hàng triệu đô-la tiền bồi thường trôi ra sông, ra biển. Đó là những đồng tiền mô hôi nước mắt của bao người nông dân Việt Nam ngày ngày cặm cụi "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Người ta sẽ không ngạc nhiên lắm khi một ngày gần đây, truyền thông Việt Nam, các tờ báo như Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thế Giới,... bị đưa ra các tòa án trong nước và quốc tế về tội mạ lị, vu khống, xúc phạm danh dự người khác với số tiền bồi thường không nhỏ. Tác giả của những bài báo kiểu này nếu không có đủ lương tâm và trình độ (như kết luận của bà Trần Thị Lệ - mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân) để viết lách cho đàng hoàng, trung thực, đúng đắn thì hy vọng họ cũng có một chút khôn ngoan để tránh rơi vào vòng lao lý nhất là khi chế độ cộng sản nơi đây sụp đổ.
© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------
(1): Hiện ông Trần Ngọc Thành không còn ở trong Ban Biên Tập Đàn Chim Việt.
DCVOnline: (*) Và 1 công dân Việt Nam đã kiện báo An ninh Thế giới: Ông Trần Khuê kiện báo An Ninh Thế Giới về việc bôi nhọ danh dự. Tin RFA, 19/5/2005.
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3161
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire