Ðòi tịch thu đàn hổ dân nuôi, ông Võ Văn Kiệt: “Truy bức dân là không có đạo lý”
Wednesday, March 21, 2007
SÀI GÒN - Theo tin của báo Thanh Niên, ngày 21 Tháng Ba, 2007, cựu thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, đã đích thân gọi điện thoại đến tòa soạn báo, chỉ trích Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn về đề nghị tịch thu đàn hổ nuôi của dân ở Bình Dương. Ông Kiệt nói với báo Thanh Niên rằng: “Từ 5 con hổ bệnh tật, người ta mua về, cứu chữa, chăm sóc, rồi phát triển thành cả bầy hổ. Người ta phải tốn kém, trách nhiệm lắm mới làm được, nhà nước đâu có làm nổi chuyện này.”
Ông Kiệt nói thêm rằng, “Tịch thu đàn hổ nuôi của dân là hết sức vô lý. Ðộng vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm, một mặt phải hết sức nghiêm khắc đối với việc săn bắt và tiêu dùng, nhưng mặt khác phải khuyến khích rộng rãi nhân dân nuôi dưỡng chúng... Ðối với những việc sai trái, như việc nuôi gấu vì lợi ích thiển cận, mà bắt ép gấu để lấy mật quá nhiều, quá sức chịu đựng của nó, làm cho nó kiệt sức đi, việc này không thể chấp nhận được. Còn người ta nuôi với tất cả tình cảm, trách nhiệm để bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm thì phải khuyến khích, phải giúp đỡ người ta.”
Phóng viên Thanh Niên đã hỏi ông Kiệt cụ thể về đàn hổ của ông Ngô Duy Tân ở Bình Dương, ông Kiệt nói rằng: “Trường hợp này tôi có theo dõi. Từ 5 con hổ bệnh tật, người ta mua về, cứu chữa, chăm sóc, rồi phát triển thành cả bầy hổ. Người ta phải tốn kém, trách nhiệm lắm mới làm được, nhà nước đâu có làm nổi chuyện này. Từ trước tới nay chưa bao giờ có ai làm tốt như thế, chưa bao giờ có chuồng trại an toàn như thế, chăm sóc tốt như thế, sinh sôi nảy nở nhiều như thế. Và người ta có bẩm báo đàng hoàng với chính quyền địa phương, được chính quyền địa phương khuyến khích. Rất tiếc vừa rồi chính quyền địa phương đã không lên tiếng bảo vệ. Người ta nuôi có hợp pháp không? Hợp pháp chứ! Nuôi công khai minh bạch. Tôi theo dõi báo chí nên biết việc này và chính tôi đã đến thăm. Tôi thấy hết sức thích thú. Các hãng tin nước ngoài cũng đến thăm, họ cũng cho đó là điều chưa từng có.”
Ông Kiệt khẳng định rằng những người nuôi hổ tại Bình Dương không hề phạm luật; ngược lại, chính luật Việt Nam đã bất hợp lý ở nhiều điểm. Ông Kiệt khẳng định chủ những con hổ đã báo với cơ quan có trách nhiệm khi bắt đầu nuôi những con hổ ốm đói. Báo cáo tức là đã có nguồn gốc. Còn việc truy sâu hơn nữa nguồn gốc ấy là trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm. Ông Kiệt khẳng định: “Cơ quan quản lý nói không rõ nguồn gốc, có nhà khoa học nào đó cũng nói không rõ nguồn gốc, đó là nói theo sách vở. Truy ra nguồn gốc là việc của anh, không phải là việc của dân, người dân chỉ biết bồng lên những con hổ ốm yếu để cứu chữa nó. Họ đã báo với chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cũng là nhà nước chứ.”
Ông Kiệt còn trưng dẫn một trường hợp nhà nước bắt một con hổ về nuôi, sau đó để hổ đói ốm tơi tả “không còn là hổ.” “Hãy nhìn những con hổ trong vườn thú của ta, con nào cũng ốm nheo ốm nhách. Hôm nay tôi đọc báo thấy con hổ tịch thu đem về Sóc Sơn nuôi, bữa nay cũng không ra gì cả, lông rụng tả tơi, không còn là hổ nữa.”
Ông Kiệt kết luận: “Quản lý nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=57327&z=2
---
Chuyện hiếm thấy:
Cựu TT VV Kiêt nhìn nhận :
“Từ 5 con hổ bệnh tật, người ta mua về, cứu chữa, chăm sóc, rồi phát triển thành cả bầy hổ. Người ta phải tốn kém, trách nhiệm lắm mới làm được, nhà nước đâu có làm nổi chuyện này.”
“Tịch thu đàn hổ nuôi của dân là hết sức vô lý. Ðộng vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm, một mặt phải hết sức nghiêm khắc đối với việc săn bắt và tiêu dùng, nhưng mặt khác phải khuyến khích rộng rãi nhân dân nuôi dưỡng chúng... Ðối với những việc sai trái, như việc nuôi gấu vì lợi ích thiển cận, mà bắt ép gấu để lấy mật quá nhiều, quá sức chịu đựng của nó, làm cho nó kiệt sức đi, việc này không thể chấp nhận được. Còn người ta nuôi với tất cả tình cảm, trách nhiệm để bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm thì phải khuyến khích, phải giúp đỡ người ta.”
“Trường hợp này tôi có theo dõi. Từ 5 con hổ bệnh tật, người ta mua về, cứu chữa, chăm sóc, rồi phát triển thành cả bầy hổ. Người ta phải tốn kém, trách nhiệm lắm mới làm được, nhà nước đâu có làm nổi chuyện này. Từ trước tới nay chưa bao giờ có ai làm tốt như thế, chưa bao giờ có chuồng trại an toàn như thế, chăm sóc tốt như thế, sinh sôi nảy nở nhiều như thế. Và người ta có bẩm báo đàng hoàng với chính quyền địa phương, được chính quyền địa phương khuyến khích. Rất tiếc vừa rồi chính quyền địa phương đã không lên tiếng bảo vệ. Người ta nuôi có hợp pháp không? Hợp pháp chứ! Nuôi công khai minh bạch. Tôi theo dõi báo chí nên biết việc này và chính tôi đã đến thăm. Tôi thấy hết sức thích thú. Các hãng tin nước ngoài cũng đến thăm, họ cũng cho đó là điều chưa từng có.”
“Cơ quan quản lý nói không rõ nguồn gốc, có nhà khoa học nào đó cũng nói không rõ nguồn gốc, đó là nói theo sách vở. Truy ra nguồn gốc là việc của anh, không phải là việc của dân, người dân chỉ biết bồng lên những con hổ ốm yếu để cứu chữa nó. Họ đã báo với chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cũng là nhà nước chứ.”
Ông Kiệt kết luận: “Quản lý nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý.”
HOAN NGHÊNH VÀ HOAN NGHÊNH ông V V KIỆT !!
Trên đây chỉ là 1 hình thức để mị dân ?!!
KHI NÀO ÔNG VV Kiet nói lên nhận định của ông về những luật lệ khác của VN về:
- tự do ngôn luận,
- quyền dân sự và chính trị của dân VN, ... v v
Và làm sao để áp dụng tức khắc, đúng đắn những gì mà VNCS đã cam kết với quốc tế về những quyền này từ 1982 ???
Làm sao sữa chữa những sai lầm mà nhà nước VNCS đã phạm khi bắt giam phi lý, phi luật (quốc tế, Hiến pháp VN 1992) và đền bù thỏa đáng sau khi mang ra tòa xử công khai tức khắc trước công luận, thả ngay và vô điều kiện những người này ????
------
Trao đổi với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Trà Mi - Phiếm Luận
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về dân chủ: Phải khen thưởng, chứ sao lại bắt nạt người hoạt động dân chủ!
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3147
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire