1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

dimanche 29 avril 2007

Trận đấu chung kết bầu cử Tổng thống Pháp

Trận đấu chung kết bầu cử Tổng thống Pháp

Nguyễn Gia Tiến


Giai đoạn gây cấn

Các cuộc thăm dò dư luận đã khá đúng. Kết quả cuộc bàu cử Tổng thống sơ khởi (vòng 1) ngày Chủ Nhật 22 Tháng 4. 2007 vừa qua, trong số 12 ứng cử viên, cử tri Pháp đã dồn phiếu cho 2 ứng viên được nhiều phiếu nhất, đúng như dự đoán là Nicolas Sarkozy,(31% số phiếu), phe Hữu, thuộc Đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire), và nữ ứng cử viên Ségolène Royal (25%), phe Tả, Đảng Xã Hội PS (Parti Socialiste).

Trận đấu chung kết quyết liệt (vòng 2) sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật 6 Tháng 5. 2007 tới đây. Tuần này là giai đoạn “giữa 2 vòng” (entre-deux-tours), cuộc tranh cử đang tiếp tục sôi nổi, gây cấn. Đây là nước rút cuối cùng giữa hai đấu thủ.



Lần này, trận chung kết trở lại hình thái cố hữu là cuộc đối kháng rõ rệt thường xuyên giữa hai phe Tả-Hữu. Chứ không như lần trước, năm 2002, khi Chirac, Tổng thống mãn nhiệm của phe Hữu, đấu với thủ lãnh phe cực Hữu là Le Pen. Lần đó, phe Tả mặc dầu chống đối Chirac, đã phải dùng lá phiếu "chiến lựợc" (vote utile), bất đắc dĩ bầu cho ông ta, nhằm ngăn chặn phe Cực Hữu Le Pen.

Người về hạng 3 kỳ này là François Bayrou, 18% phiếu, Đảng UDF (Union pour la Démocratie en France), khuynh hướng "Trung Hữu" (Centre Droit), và hạng 4 là Jean-Marie Le Pen, Đảng Front National (cực Hữu), chỉ được 10% số phiếu.

Điểm đặc biệt là dân Pháp hăng hái tham gia đông đảo kỳ bầu cử này. Số cử tri tham dự lên tới 85%, chưa hề có từ mấy chục năm nay, chứng tỏ họ đòi hỏi, khát khao một sự đổi thay dứt khoát, toàn diện. Muốn hiểu hiện tượng này, có lẽ cần xét đến tình trạng hiện nay của nước Pháp.

Bối cảnh nước Pháp

Từ khoảng hơn hai chục năm nay, tình hình kinh tế xã hội nước Pháp có vẻ xa sút nhiều. Bằng chứng là trên cửa miệng các ứng cử viên luôn luôn có câu kêu gọi hô hào "phục hồi" (redresser) lại nước Pháp. Chứng tỏ một nước Pháp đang trên đà đi xuống. Có người qui trách nhiệm cho chính sách của phe Tả xuốt 14 năm cầm quyền, kể từ khi Mitterrand lên làm Tổng thống năm 1981.

Cũng như tại các nước khác, phe Tả Pháp có chủ trương tốt đẹp là đặt nặng vấn đề Chính phủ giúp đỡ các tầng lớp dân ít thu nhập, kém may mắn trong xã hội. Nhưng có lẽ do sự lơ là, hay quản lý kém, dần dà những trợ cấp xã hội, nhiều khi quá đáng, trở thành gánh nặng quá sức cho công quỹ, nhà nước không giải quyết nổi vì hết tiền, nợ nần chồng chất. Mặt khác, người dân, một khi đã được hưởng các "đặc quyền, đặc lợi xã hội" (acquis sociaux), họ không sẵn sàng "nhả" ra nữa! Các công chức chính phủ, các công đoàn thợ thuyền …, khi bị động chạm quyền lợi, họ rầm rầm xuống đường phản đối, phá phách, khiến mọi nỗ lực nhằm cải tổ trở nên vô phương, hoàn toàn bế tắc. Rồi các xí nghiệp, cơ chế làm ra của cải vật chất cho xã hội, lại gặp thêm khó khăn do đạo luật "làm việc 35 giờ một tuần" của chính phủ Tả phái Jospin, khiến nền kinh tế càng đi xuống, khó mà cất cánh.

Ngoài ra, dưới thời Mitterrand, vì luật pháp dễ dãi, và các trợ cấp xã hội hậu hĩ, đã làm gia tăng sự nhập cư ồ ạt của các sắc dân thuộc Phi Châu, nhất là vùng Bắc Phi, từng là thuộc địa cũ của Pháp. Sau mấy chục năm hòa trộn vào dân Pháp, cộng đồng các sắc dân này, ngoài một số hội nhập tốt đẹp, còn lại số khá đông, nhất là lớp trẻ, gặp khó khăn về công ăn việc làm, do bản sắc dân tộc, thêm kinh tế suy thoái, và phần nào bị kỳ thị.Tình trạng thất nghiệp càng gia tăng, họ trở thành tầng lớp bất mãn trong xã hội, sống biệt lập "kiểu ghettos", ở vài vùng ngoại ô Paris và một số tỉnh khác. Tại đây, đôi khi tình trạng thiếu an ninh xa sút đến độ cảnh sát không dám vào tuần hành. Ngoài ra, gần đây lại thêm yếu tố Hồi Giáo quá khích xâm nhập, khiến cho bối cảnh càng thêm phức tạp, căng thẳng, dễ dàng bùng lên. Mùa thu năm 2005, những xáo trộn, đốt xe, phá phách, đã bột phát trên khắp nước Pháp, khiến Thế giới phải sửng sốt.

Tóm lại, mấy chủ đề Anh ninh, Dân nhập cư, và nạn thất nghiệp, là những đề tài đang được nhắc nhở nhiều nhất, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Pháp hiện nay. Và dân Pháp ồ ạt đi bỏ phiếu, cũng là nóng lòng muốn thấy mấy vấn đề này phải được giải quyết ổn thỏa, dứt khoát.

Phải công nhận các đề tài "dân nhập cư", và tình trạng thiếu an ninh, đã được ứng cử viên cực hữu Le Pen khai thác triệt để từ nhiều năm qua, khiến ông ta đã hốt bộn phiếu, suýt trở thành Tổng thống kỳ bầu cử năm 2002. Lần này, việc ứng cử viên phe Hữu Sarcozy dẫn đầu với 31% số phiếu, có lẽ là do đã xâm nhập vào phần đất của Le Pen, "cắt cỏ ngay dưới chân" ông này, và thu hút cử tri của Le Pen!

Vài nét về hai cứng cử viên hàng đầu

Từ lâu, dân chúng Pháp đã chán ngán những khuôn mặt quen thuộc của các chánh khách "già", lăn lộn trên chính trường từ mấy chục năm, như ông Chirac bên Hữu, 75 tuổi, và bên Tả, các nhân vật kỳ cựu, thường được gọi là mấy "con voi" (éléphants) như Jospin, Fabius, Strauss-Kahn... đã từng làm Thủ tướng, Bộ trưởng … nhiều lần.

Năm nay các nhân vật này đều bị Đảng của họ "chê", không được chỉ định ra tranh cử.

Lần này, hai ứng viên về hàng đầu là những khuôn mặt mới và tương đối trẻ. Nicolas Sarkosy 52 tuổi và Ségolène Royal 54, cũng là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào chung kết.

Sarkozy, mẹ người Pháp gốc Do Thái, bố là một di dân Hungary đến Pháp vào thập niên 1940. Sarkozy xuất thân là một luật sư. Ông ta có quá trình hoạt động rất dài trong đảng Gaulliste RPR ngay từ lúc mới 20 tuổi. Là môn đệ của Chirac ngay từ thập niên 1970, Sarkozy là người nhiều tham vọng và đầy nhuệ khí hoạt động, nhưng dáng dấp nhỏ bé và hơi thấp, nên có ngưới chê ông ta không có "tướng" làm Tổng thống! Ngoài ra, Sarkozy còn bị "sếp" Chirac trù dập kể từ 1995 khi ông ta bỏ Chirac để theo đàn anh Balladur lúc ông này ra ứng cử Tổng thống nhưng thất bại. Tuy nhiên Sarkozy đã kiên trì vượt mọi thử thách trên chính trường Pháp, để đạt tới vai trò lãnh đạo phe Hữu hiện nay.

Ségolène Royal cũng là luật sư, từng làm mấy chức nhỏ hàng Bộ trưởng trong Chính phủ Tả phái Jospin. Thành tích chính trị của bà ta khá khiêm nhượng, khiến nhiều người nghi ngờ kinh nghiệm lãnh đạo, và khả năng của bà trong chức vụ nguyên thủ quốc gia. Điển hình là cựu Thủ tướng phe Tả Michel Rocard, người cùng đảng và là đàn anh của bà, đã phê bình một câu bất hủ: "Không thể giao tay lái chiếc xe tải chở 10 tấn thuốc nổ cho một người không có bằng lái!". Tuy nhiên Đảng Xã Hội vẫn đề cử Ségolène Royal, có lẽ vì muốn một khuôn mặt mới mẻ trẻ trung. Và nguyên sự việc một ứng cử viên "thuộc phái nữ" tự nó đã là một lợi điểm, là lá bài thuận lợi, tạo một yếu tố tâm lý nặng ký chăng?

Thay lời kết

So sánh các đề án đôi bên đưa ra nhằm cải thiện tình hình, có vẻ Sarkozy thuyết phục hơn với những biện pháp rõ rệt, cụ thể, khả dĩ giải quyết được các vấn đề cấp bách của nước Pháp. Trong khi các kế hoạch của phe Tả khá mơ hồ, không nhất quán, có nguy cơ kéo dài sự trì trệ bế tắc hiện nay.

Tuy nhiên dư luận nước Pháp hình như vẫn phân đôi rõ rệt với sự đối kháng Tả-Hữu mãnh liệt. Phe Tả, mặc dầu yếu kém hơn về số phiếu, vẫn còn thu hút khá đông dân Pháp. Đây là các thành phần thấp trong xã hội, các giới công chức, nghiệp đoàn. Họ quen sống trong sự bao che, trợ cấp, của một "nhà nước cứu tinh" (Etat-providence). Khi bị đụng chạm quyền lợi, họ sẵn sàng xuống đường phản đối, biểu tình, làm tắc nghẽn giao thông, khiến mọi thiện chí cải tổ đã trở thành những cơn ác mộng!

Tất cả tạo hình ảnh như những đứa trẻ, đòi quà bố mẹ không được, nằm lăn xuống đất giãy rụa ăn vạ! Bố mẹ chỉ còn cách giải quyết, hoặc là nhượng bộ cho quà, hoặc là … cho roi vọt!

Ngoài ra còn phải kể tầng lớp các thế hệ có gốc di dân từ Phi châu, sẳn sàng hùa theo phe Tả, vì rất sợ các biện pháp cứng rắn của Sarkozy. Phe Tả còn thu hút khá nhiều lớp trí thức thượng lưu vẫn kiên trì với những lý tưởng nhân bản, đôi khi khá xa vời thực tế.

Cho nên, trận chung kết này sẽ rất gây cấn ngang ngửa, và có tiên đoán rằng nếu Sarkozy thắng cử, có thể bột phát những bạo động, bất mãn, do sự đối kháng quá gắt gao giữa hai phe.

Dù sao, tương quan lực lượng giữa đôi bên vẫn ngả về Sarkozy, với tổng số phiếu 43%, của các phe phái bên Hữu. Các phe bên Tả chỉ gom được tổng số phiếu 36%, nên muốn thắng, họ bắt buộc phải kiếm phiếu bằng cách liên minh với phe "Trung Hữu", mà đường lối sau này có vẻ thiên về các chủ đề xã hội.

Ở đây nổi bật vai trò "trung gian" của ứng cử viên Trung Hữu François Bayrou, về hạng 3 với 18% số phiếu, Đảng UDF, có chủ trương "đứng giữa" hai phe Tả Hữu. Tuy không được vào chung kết nhưng với số phiếu của mình, Bayrou ngả về bên nào là phe đó thắng, khiến báo chí gọi ông ta là người nắm vai trò trọng tài, vai trò "phong vương" (faiseur de roi) trong trận đấu cuối cùng này.

Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc vào sự phán đoán của cử tri UDF. Không phải họ luôn luôn nhắm mắt tin theo lời nhắn nhủ của cấp lãnh đạo phong trào.

Nghe nói đang có các cuộc mặc cả ráo riết trong hậu trường để giành số phiếu của đảng UDF. Và các cơ quan thăm dò dư luận đã tiên đoán rằng, chung cuộc thì Sarkozy cũng vẫn thắng Ségolène Royal với tỷ số khít khao 52-48.

Thụy Sĩ, tháng 4. 2007

© DCVOnline

vendredi 27 avril 2007

Ba Ngày VN-EUROPE

Ba Ngày VN-EUROPE

Tường thuật của V.PHẠM, Rennes

Rennes , ngày cuối tuần , trước buổi khai mạc 3 Ngày Việt nam-Europe.

Mặc dù trời khá lạnh, nhưng hơn 500 truyền đơn bằng pháp ngữ được tổ chức người việt tỵ nạn ở Rennes phát ra tại hai Chợ Trời thứ bảy: Marché des Lices trong trung tâm Thành phố và Marché ZUP Sud.

Truyền đơn có nội dung tố cáo sự vi phạm nhơn quyền thường xuyên và có hệ thống của Nhà nước cộng sãn ở Việt nam, với khẩu hiệu và hình ảnh nạn nhơn .


Tản mạn với người địa phương

Ngày Việt nam – Âu châu ( Vietnam-Europe)

Trao đổi kinh tế và văn hóa Trao đổi những giá trị dân chủ ? Và Nhân quyền ?( Echanges économiques et culturelles ?Echanges des valeurs de démocratie ? Et Droits de l’ Homme ? - tựa của những truyền đơn bươm bướm)

Truyền đơn còn kèm thêm những tin tức về tình trạng đàn áp nhân quyền ở VN của Reporters Sans Frontières, AFP tóm lược từ tháng 1 /2007 đến nay. Những thông tin xác thực nầy đã khiến nhiều người đi chợ hôm ấy dừng lại hỏi chuyện thêm. Họ không ngờ rằng sau hơn 32 năm VN vẫn bị đói nghèo, mất dân chủ tự do dưới bàn tay cai trị của đảng CSVN.

Củng trong buổi sáng này, khi phát truyền đơn,người việt tỵ nạn cũng đã có dịp và trao đổi với những đoàn vận động bầu cử Tổng Thống Pháp sắp tới. Từ UMP, UDF, PS, đa số đều ủng hộ cuộc tranh đãu đòi hỏi dân chủ tự do cho VN. Riêng nhóm Lutte Ouvrière (Tranh đấu Thợ Thuyền, cộng sản) họ bị dị ứng ngay khi thấy trong truyền đơn có ghi « Sous le régime totalitaire communiste, depuis 32 ans, le revenu annuel per capita ne dépasse pas 560 $ par an » (Dưới chế độ độc tài đảng trị từ 32 năm, thu nhập bình quân mỗi người không hơn 560 đô la một năm,trích từ France-Diplomatie). Mặc những luận cứ chứng minh, nhóm Tranh đấu thợ Thyền (Lutte Ouvrière) vẫn cho rằng Hồ Chí Minh và đảng CSVN không phải là CS thứ thiệt ! Thôi thì bắt tay tạm biệt (au revoir) vậy .



Hội thảo Việt nam – Âu châu ( Vietnam – Europe )

Ngày Vietnam - Europe đầu tiên, thứ ba 27/03/2007.

Như đã phân công. Đa số bà con đứng biểu tình ôn hoà ở ngay trước địa điểm Hội thảo, tức Trụ sở Báo OUEST-FRANCE,với những chân dung của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, nữ Luật sư trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, … kèm theo những hàng chữ to như :

LIBERTE RELIGIEUSE AU VIETNAM (Tự do Tôn giáo ở Việt nam)

LIBERTE, DEMOCRATIE AU VIETNAM ( Tự do, Dân chủ ở Việt nam)

LA DEMOCRATIE COMMENCE AVEC LA LIBERTE D'EXPRESSION


LIBETE DES ECHANGES = LIBERTE DE PAROLE ( Dân chủ bắt đầu với tự do diển đạt)

NON AUX ARRESTATIONS DES DEFENSEURS DES DROITS DE L'HOMME AU VIET (không bắt bớ những người bảo vệ nhơn quyền ở Việt nam ).


Bên trong Trụ sở OUEST-France đã có một số anh chị yên lặng ngồi chờ « Son Excellence l’Ambassadeur du Vietnam à Paris, M. Nguyễn Đình Bin » đến để chất vấn trước diễn đàn đa số là người Pháp.

Ngay từ những lời mở đầu chào hỏi cử tọa , mọi người kinh ngạc khi thấy đại diện cho nước Cộng Hoà Xà Hội Chủ Nghĩa VN tại Pháp mà không nói được tiếng pháp, chỉ lọng cà lọng cọng , phát âm nầy ra âm kia, không nên lời.

Kinh hồn hơn, « M. Nguyễn Đình Bin » lại dám mở đọc 6, 7 trang (discours) do cấp dưới soạn sẵn cũng bằng tiếng Tây. « Son Excellence » đánh vần, cắt câu văn thành trăm đoạn. Thêm loạn cả lên những con số million (triệu) và milliard(tỉ), « ngài » không đọc rỏ ràng để người nghe có thể phân biệt được million hay milliard . Người pháp, nhứt là các Bà, hỏi người việt ngồi gần để hiểu ông Đại sứ nói gì . Khổ cho những du sinh VN có mặt vì bắt buộc. Xãu hổ không biết chui vào đâu. Bởi có ai hiểu gì. Mọi người vì lịch sự phải trân mình ngồi đấy thôi.

Đến phần câu hỏi thì ngài Đại diện Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Hà nội đành thú nhận trước mọi người rằng mình không đủ tiếng Tây để trả lời, xin để thông dịch viên làm việc. A thì ra thế !


Khai pháo

Tiến sĩ Võ Nhơn Trí, một kinh tế gia học ở Pháp và Anh, từng sống với « bác và đảng » hơn 24 năm, ngoài Bắc lẫn trong Nam, đã đăt câu hỏi :

« Cách nào giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với cái đuôi định hướng Xã Hội Chủ Ngĩhĩa ?» .

Không thể trả lời thẳng vào câu hỏi, Nguyễn Đình Bin đã chạy làng cho rằng nếu nói về lý thuyết thì quá dài dòng.

Sau đó thì nào ... là « đảng ta là người cầm ngọn cờ tiền phong trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Tuy đất nước ta sau hơn 30 năm không còn chiến tranh, nhưng vẫn cón thế lực thù địch. Do đó chỉ có 12 năm ổn định ( ý đây nói từ lúc đổi mới cho đảng sống tiếp đến giờ) đảng mới có được điều kiện lo cho dân giàu nước mạnh ».

Son Excellence.. lưỡi gỗ (langue de bois) lờ luôn câu hỏi kế tiếp :

- « Định hướng XHCN bằng cách nào để VN có thể tuân thủ luật lệ trong OMC ( thị trường buôn bán quốc tế) khi đã gia nhập WTO ? » .

Lờ được với « Việt kiều », nhưng sao lờ được với ông giám đốc Institut Catholique de Rennes với câu hỏi thứ hai về tự do tôn giáo ở VN .

Đến lúc này chẳng riêng gì ông Nguyễn Đình Bin lúng ta lúng túng, lật tìm tài liệu để trả lời trong đóng hồ sơ, mà mãi không lần ra, người thông dịch cũng kẹt cứng. Thôi thì thầy trò lại câu giờ, xưng tụng đảng ta là hay nhất. Đến nỗi ông Phó Chủ tịch Hội « Maison de l’Europe » điều khiển chương trình cũng đành chết cứng không cách nào cắt cái trò cù nhầy, coi thường công chúng phần đông là ngươòi pháp quan tâm đến Việt nam . Người đặt câu hỏi cũng phát chán, đành bỏ ra về. Người tham dự cũng phát bực chả muốn nghe . Trong số đó có một sinh viên kỹ sư người Pháp, từng đến VN thực tập trong 3 tháng, ngay ngày hôm đó, đã viết lên báo Ouest-France cho biết anh ta và nhiều người rất phiền lòng khi thấy ông đại sứ không trả lời câu hỏi mà cứ vòng vo, lải nhải ca tụng « đảng ta ».

Thấy rõ không còn có thể lịch sự chất vấn đại diện CHXHC/Hà Nội, anh em quyết định kết thúc chương trình Hội thảo dùm Ngài Đại sứ CNXHCN/ Hà nội.

Hồ sơ 7 trang gồm danh sách tù nhân chính trị còn bị giam giữ, những nạn nhân bị đàn áp bắt bớ từ đầu tháng 1/2007 đến nay và Lời Kêu Gọi Dân Chủ Hóa VN (APPEL POUR LA DEMOCRATIE AU VIETNAM) đã được phát ngay tại phòng họp, trước mắt Nguyễn Đình Bin và đoàn tùy tùng .

Hồ sơ này đã phát cho chẳng riêng người địa phương mà còn cho sinh viên VN du học. Khi công an bảo vệ, cùng đám tùy tùng phát hiện, kêu cứu với bảo vệ Tây thì đã trễ.

Tất cả đã phát sạch trong vòng vài phút đầu.

Người địa phương tiếp nhận tài liệu, lướt mắt đọc ngay, liền tỏ ra rất thông cảm với anh chị em việt nam tại Rennes .

Bên ngoài cảnh sát đứng giữ trật tự, đã khen ngợi sự điềm tĩnh của những người biểu tình, mặc dù có sự khiêu khích và chụp hình của người bên Sứ quán. Những người cảnh sát Pháp cho biết họ rất mong nếu mọi cuộc biểu tình trên xứ này đều như vậy thì còn gì bằng. Nhân viên công lực không có gì phải vất vả cả.



Ngày thứ nhì cũng được tổ chức tại l’Espace d’Ouest-France, trụ sở của tờ báo tư nhân OUEST-FRANCE, tờ báo nặng ký của Miền Tây nước Pháp. Với đề tài kêu gọi giúp đỡ những người nghèo thông qua vài hội từ thiện. Tất nhiên trong đó có cánh tay dài của đảng.

Anh em ở Rennes đều có mặt , luôn cả người biểu tình hôm trước. Không khí có vẻ lắng dịu hơn . Ông Nguyễn Đình Bin đã về Paris, để lại người đại diện là Đệ nhứt Bí thư Sứ quán và vài người nữa tiếp tục tham dự 2 ngày còn lại.

Như đã thấy phản ứng của người việt ở Rennes hôm trước là hợp lý, hôm nay người Đại diện Ouest-France đã gặp anh em để tìm hiểu rỏ thêm sự việc đã xảy ra. Sau khi nghe lời giãi thích, ông ấy vui vẽ cho biết hôm nay các ông (người tỵ nạn) được quyền phát biểu ý kiến và chúng tôi ( Ban tổ chức ) sẽ dành cho quí vị đủ thì giờ . Và chính ông ta chọn chỗ ngồi ngay sau lưng những người tỵ nạn.

Sau phần trình bày của 2 đại diện hội đoàn từ thiện, anh em đã được ông Phó Chủ tịch Hội «Maison de l’Europe de Rennes et de Haute Bretagne », François Dibon, mời đặt câu hỏi. Trước khi trao micro, ông cũng đã xin lỗi sự việc đáng tiếc ngày hôm qua. Ông thú thật đã bị mắc lừa nên kẹt cứng trong sự cố tình câu giờ của ông Đại sứ Hà nôi .

Cũng hôm nay, tờ OUEST-FRANCE có đăng bài tường thuật buổi nói chuyện của ông Bin chiều hôm qua giúp thêm đề tài để người việt ở Rennes phê phán. Ông Bin nói : «Họ (người tỵ nạn) là những người xa VN đã lâu nên những tin tức của họ có là không đúng ».

Lập luận đó của ông Bin hoàn toàn sai !

Bởi số tiền hơn 3 tỉ euros gởi về hàng năm, chứng tỏ người VN ở hải ngoại vẫn theo dõi thường xuyên những sinh hoạt bên nhà. Người Việt hải ngoại còn có nhiều tin tức VN hơn những người trong nước qua nhiều ngã.

Bằng thư từ, e-mail của thân nhân bạn bè bên VN.

Bằng tin tức do những người về thăm gia đình.

Và do mạng internet.

Bằng chứng trên Saigònbáo.com, có mấy trăm site web của trong lẫn ngoài nước. Dịp này anh em đã dẫn chứng sự cấm đoán ra báo và nhà xuất bản tư nhân qua tin tức của tờ Thanh Niên. Ngày 9/02/2007, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong lúc trả lời câu hỏi của dân đã khẳng định việc cấm đóan này.

Thêm một dẫn chứng. Anh em cũng cho thấy sự theo dõi đàn áp tôn giáo, sự bắt bớ ngang ngược của nhà cầm quyền Hà Nội qua những tin tức của Reportes Sans Frontières về Linh Mục Nguyễn Văn Lý, về nữ Luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn văn Đài, ... Trong khi đó người dân trong nước không được biết nhanh chống và tường tận như ở hải ngoại .

Tóm lại nhận xét của Nguyễn Đình Bin chỉ có giá trị nhằm ngụy biện cho chánh sách độc tài của chế độ của ông mà thôi, hoàn toàn không thuyết phục được ai hết, cả người pháp tham dự .

Tiếp đến, anh em đặt một câu hỏi không chỉ nhằm được người thuyết trình trả lời mà cho mọi người trong phòng như những thông tin khách quan .

« Tham nhũng tại VN trở thành quốc nạn. Đút lót từ trong bệnh viện để được chữa trị. Đút lót từ trường mẫu giáo để cho trẻ con đi học... Làm cách nào làm việc từ thiện chính thức thông qua nhà cầm quyền mà tránh được việc chấm mút của cán bộ ? »

Đến đây thì các vị trong Hội từ thiện cho biết rằng họ chỉ có khả năng giúp đỡ chút ít cho người nghèo những vùng sâu, vùng xa, có điều kiện xoay sở qua ngày. Thật ra ngân quỹ của họ cũng không phải quan trọng .

Tiếp theo, Ts Nguyễn Văn Trần nêu lên hai câu hỏi :
1/ liên quan tới vấn đề xung đột giữa nhà cầm quyền với dân chúng ở các vùng quê hẻo lánh và cao nguyên phải chăng là « do nhà cầm quyền cộng sản chiếm đoạt bằng bạo lực đất đai của họ ?;
2/ « về giáo dục, tiểu học và trung học là miển phí . Thế mà ở Việt nam ngày nay, nhà trường thu học phí và thu với giá cao, dưới những hình thức đóng góp, đã tạo ra trường hợp phổ quát là phần lớn trẻ em nhà nghèo không thể đi học được . Có đến 25% trẻ em còn trong tình trạng mù chữ (có trích dản tài liệu) . Xin vui lòng cho biết ý kiến của Bà ».

Quý vị hội đoàn từ thiện cũng đành thú nhận rằng những đất đai không thuộc về những người đang canh tác. Có nghĩa là dưới chế độ CS hiện tại, người dân chẳng những không có quyền tư hữu, mà còn bị nhà cầm quyền cướp đoạt cả quyền làm ăn nữa .

Đến đây tất cả « sự thật việt nam » đã được phơi bày cho mọi người thấy. Chế độ CS hà nội dù hô hào đổi mới, nhưng những quyền cơ bản của con ngườI vẫn bị đảng CSVN cố tình chà đạp và tước đoạt.

Sau cùng, một câu hỏi rất có lý của một cụ bà người Pháp về sự cần thiết kết hợp các hội đoàn từ thiện VN.

Xin được thưa, những hội đoàn của ngườI Việt tỵ nạn từ bấy lâu nay đều tìm mọi phương tiện, mọi cách để giúp đồng bào nghèo khổ bên nhà. Đa phần là giúp những gia đình Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Họ đã bị bỏ rơi bên lề xã hội từ 32 năm qua . Đến nay họ vẫn còn bị nhà cầm quyền CSVN xem là ngụy quân. Đương nhiên, những giúp đỡ này không thể nào chính thức hiện diện ở VN như các hội đoàn của đảng và Nhà nước cộng sản .



Ngày cuối cùng .


15giờ 30: Buổi nói chuyện về « Những thời điểm quan trọng trong lịch sử VN » đã bị hủy bỏ không lý do. Có lẽ ban tổ chức biết được sự hiện diện của những sử gia và cũng là những người tranh đãu kiên cường sẳn sàng phản biện những bóp méo lịch sử của đảng CSVN.

Cũng trong ngày này, buổi họp kế từ 18 giờ tại Phòng Thương mại và Công kỹ nghệ (Chambre de Commerce et d’industrie de bretagnes), với đề tài « Tại sao đến đàu tư tại VN trong thời điểm này ? ».

Mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ danh sách mời do người của sứ quán phụ trách, nhưng một người việt tại Rennes, gốc Thuyền nhân tỵ nạn, vẫn đường đường chính chính vào phòng họp với các ông chủ doanh nhân (patron), chủ xí nghiệp vùng Bretagnes. Sự hiện diện này đã khiến những người của sứ quán khó chịu.

Cũng như Nguyễn Đình Bin, Cố vấn Thương mại của Sứ quán, ông Phạm Xuân Yên, khai mạc «ê a từng chữ trên mấy trang giấy viết sẵn bằng tiếng Pháp ». Kế đến là phần phân tích của một chuyên gia Pháp. Qua đó cho thấy VN chỉ thích hợp với những xí nghiệp tầm cỡ nhỏ hay trung PME / PMI. Tuy vậy, những xí nghiệp này chỉ sống được với những chương trình ngắn hạn mà thôi. Và nếu muốn thành công thì phải quen biết nhiều... và phải biết mạo hiễm .

Tức khắc, dựa vào những phân tích trên, « Việt kiều » tỵ nạn đã nêu câu hỏi : « Nếu không qua sự đỡ đầu của cán bộ gốc bự. Và nếu rơi vào trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan. Đem tiền bạc triệu về đàu tư. Đến lúc thành công thì tài sản bị tịch thu và thân bị tù đày. Chính phủ Pháp có thể bảo vệ cho những nhà đầu tư không ? ».

Câu hỏi đã được ông Giám đốc Chương trình Phát triển Xí Nghiệp và Lãnh thổ (Directeur Développement des Entreprises et des Territoires) của Phòng thương mại Rennes, ông Gervais, trả lời là KHÔNG. Ông cũng hé lộ cho biết, ngoài trường hợp Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan, ngay tại Pháp, cũng đã có trường hợp hai anh em Việt kiều về VN làm đại lý kinh doanh độc quyền điện thoại di động Nokia cũng đã bị mất trắng ttay và còn ở tù. Ông nhấn mạnh « giới chủ nhân khi đem tiền đàu tư vào VN là phải chấp nhận nhiều rủi ro lớn. ». Và cuối cùng ông mời gọi : « Ai có gan thì xin nhảy vào ! »

Trước khi qua phần giải lao trà nước, một câu hỏi khác nhằm vào một luật gia « Việt kiều », đã về VN làm việc gần 11 năm : « Rằng VN đã vào OMC. Nhưng đến nay,VN vẫn cấm nhập những văn hóa phẩm bên ngoài, nhất là của « Việt kiều ». Như vậy, bằng cách nào buộc bên VN phải tuân thủ những luật lệ buôn bán trao đổi của OMC ? » .

- Lắc đầu. Chịu không thể trả lời !

Ông luật gia này cho biết chắc chắn nhà cầm quyển CSVN còn tiếp tục ngăn cấm những văn hóa phẩm nhập vào mà không phải của họ .



Thế là xong ba ngày VIỆT nam-ÂU châu.

Ba ngày trực diện với đại diện nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Hà nội là cơ hội hiếm có cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật của người Đại diện, ngoài cái dốt về ngoại ngữ, còn thêm cả cái dốt về kiến thức tối thiểu cần phải có của một Đại diện một quốc gia . Có vài ngưòi việt ở Rennes đã đùa với nhau « Vẫn là bọn phường chèo Bắc Bộ phủ. Hơn 32 năm , đào kép xiêm y có thay đổi, nhưng tuồng tích và khả năng diển xuất nào có khác hơn xưa !» .

Ba ngày cho « đảng ta » thấy. Ngày nào Nhân Quyền Tự Do Dân Chủ chưa có trên quê hương thì người việt tỵ nạn vẫn còn đấu tranh không ngưng nghỉ .



Ba ngày trôi qua mau. Mặt Trận Miền Tây Đã Yên Tỉnh .

Trước khi phổ biến bài nầy, chúng tôi đã gởi đến tất cả báo chí, tất cả các Hội, nhứt là những Tổ chức ở vùng Bretagnes đã bảo trợ tổ chức 3 ngày Việtnam-Europe vừa qua, hình ảnh Linh mục Nguyễn văn Lý bị công an bịt miệng ngay trước Tòa, trong phiên xét sử, đã giúp người địa phương hiểu thêm « người việt nam ngày nay ở Việt nam đang thật sữ bị công an bịt miệng » .

Có vài Bà người pháp lớn tuổi, nhìn xem hình Lm Lý, đã không giữ được sự bình tĩnh : « Tôi mong muốn từ đây ông Đại sứ sẽ không có cơ hội trở lại đây nữa » !

V. PHẠM ( Rennes,12/ 03/ 07 )

http://anhduong.net/1-tintuc/April07/BaNgayVNEuropeTrongLang.htm

Nước Pháp Đi Tìm Tương Lai

Nước Pháp Đi Tìm Tương Lai

VÕ THÀNH VĂN . Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM

...Khi chọn một Tổng thống mới vào tháng tới...

Sau vòng đầu vào ngày 22 tháng này, qua ngày sáu tháng Năm, dân Pháp sẽ đi bầu vòng hai để chọn hai ứng cử viên đã được nhiều phiếu nhất tuần qua. Sau đấy, qua tháng Sáu, họ lại đi bầu nữa để chọn 577 Dân biểu trong Hạ viện (viện quan trọng nhất) và một phần ba các Nghị sĩ của Thượng viện (một viện ít quan trọng hơn, gồm đại diện các địa phương).

Từ khi kết quả vòng đầu được thông báo, truyền thông thế giới đều chỉ nói đến cuộc đối đầu giữa hai lãnh tụ về nhất là Nicolas Sarkozy của đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire thuộc phe "trung hữu" chiếm 31,1%) và Ségolène Royal của đảng Xã hội (được 25,6%) và từ đó bàn thêm về vai trò bản lề của nhân vật thứ ba, François Bayrou của đảng UDF (Union pour la Démocratie Francaise, thuộc phe "trung dung") với 18,6% số phiếu. Đây là một cái nhìn quá hời hợt!

Hãy nói chuyện "chính danh" hay tên gọi trước.

Pháp là một quốc gia hiếm hoi mà đảng lớn nhất của phe tả vẫn tự xưng là đảng Xã hội (Parti Socialiste), thay vì đảng Lao động hay Dân chủ Xã hội như nhiều xứ Âu châu khác. Tinh thần "xã hội chủ nghĩa" đã thấm đậm vào Pháp hơn nhiều xứ khác và trong khi tại Mỹ, chữ "socialiste" có thể được coi là một lời đả kích hay nhục mạ cho cánh tả của đảng Dân chủ thì tại Pháp, chữ này vẫn còn thế giá. Cho tới ngày 22 vừa qua. Kể từ đó, lãnh tụ Ségolène Royal tránh nói đến chữ này. Bà đang cần lấy phiếu của cử tri trung dung ở giữa, của François Bayrou, thậm chí còn cho biết rằng Nội các tương lai của bà sẽ có nhiều nhân vật của đảng UDF của ông ta.

Cũng về tên gọi, cả hai đảng còn lại, UMP và UDF đều giống nhau ở chữ "Union" (Liên hiệp), một tập hợp chính trị thành một đảng để ủng hộ một ứng cử viên Tổng thống. UDF được thành lập năm 1978 để ủng hộ ông Valérie Giscard d'Estaing và UMP thoát xác từ nhiều phe hay đảng năm 2002 dưới tên của một liên hiệp mới để ủng hộ ông Jacques Chirac. Điểm đặc biệt của Pháp là hai đảng này hành xử như những cỗ xe tranh cử và có thể đổi tên rất nhanh, khi có nhu cầu. Mọi chuyện "liên hiệp" đều chỉ một mùa.

Điểm đặc biệt khác là đảng UDF có mọi tiêu chuẩn của một "lực lượng thứ ba", tức là lủng lẳng ở giữa, để gió chiều nào thì xoay chiều đó nên đã bị bào mỏng, chỉ còn 77 Dân biểu trong 577 Dân biểu của Hạ viện. Từ khi được Jean Lecanuet và Jean-Jacques Servan Schreiber thành lập bằng cách gom lại một tập hợp dân chủ gồm sáu phe hay đảng nhỏ vào năm 1978, đảng này thường xuyên gặp sức ly tâm rất mạnh trong mỗi mùa bầu cử ở sự chọn lựa "tham chánh hay không" và khi thì đối lập khi là đồng minh với đảng hay Thủ tướng đang cầm quyền trên từng đề mục. Sức ly tâm ấy đã khiến đảng này trở thành hòn cân nhỏ xíu và không còn thực lực như dưới thời Tổng thống Giscard d'Estaing. Mà cũng chẳng còn chủ trương gì rõ rệt để có thể phân biệt với đảng UMP.

Khi báo chí Mỹ nói rằng François Bayrou trở thành "king maker", người làm mưa làm gió vì nghiêng qua phe nào thì phe đó thắng, họ đã không trù tính một trường hợp thực tế hơn, là đảng này sẽ vỡ đôi! Đương sự dường như biết rõ điều ấy hơn ai hết nên ngay sau khi không được vào vòng hai liền cho biết là ông không có chủ trương công khai. Đảng trưởng không công khai ra lệnh cho đảng viên sẽ bầu cho ai mà để họ tự do chọn lựa, căn cứ trên những mặc cả cục bộ với hai phe tả hữu. Đấy là thái độ khôn ngoan của Bayrou để khỏi bị hớ, và còn hy vọng tham chánh, nhất là hy vọng tái tranh cử năm 2010.

Thái độ này sở dĩ khôn ngoan vì Pháp sẽ còn có bầu cử Quốc hội vào tháng Sáu. Những đảng viên UDF công khai ủng hộ phe này hay phe kia sẽ lập tức gặp sự cạnh tranh, hay trả thù trả đũa rất mạnh của đảng còn lại trong cuộc bầu cử tháng Sáu. Và có khi UDF chẳng còn giữ được 77 cái ghế đẩu lưa thưa trong Quốc hội!

Khi báo chí Mỹ hùa theo quan điểm của một số báo chí Âu châu và Pháp mà nói rằng đây là trận đối đầu giữa hai phe tả-hữu theo lối cổ điển của Pháp, họ cũng không nhìn ra sự thể là Pháp đã thay đổi. Mà nếu không thay đổi thì sẽ rụm rã, có khi Đệ ngũ Cộng hoà cũng sẽ tan rã sau khi thành hình từ 1958.

Hãy nhìn trên cánh tả trước. Sau cuộc đầu phiếu đặc biệt đông đảo của 85% trong số 44 triệu rưởi cử tri (một sự kiện rất đáng chú ý vì dân Pháp quan tâm đến tương lai hơn là ta nghĩ), phe tả, từ đảng Xã hội đến những phân tử cực tả đang bị bào đến cốt tủy, chỉ được 37% dân chúng ủng hộ. Đảng Cộng sản Pháp chỉ còn được 2% số phiếu sau khi đã từng là một đảng lớn, với sức huy động từ 16 đến 20% cử tri. Đảng này đã đổi mới và thoát xác dần dần để trở thành một chính đảng thông thường, hết còn mơ tưởng cách mạng vô sản và đòi thiết lập "chuyên chính vô sản", và càng đổi mới thì càng co cụm. Nhưng Pháp cũng là nơi mà xu hướng "Đệ tứ" vẫn còn tồn tại, với những chủ trương cực tả và chống toàn cầu hóa. Dù có kể thêm đảng Xanh, bảo vệ môi sinh, thì cả khối tả ấy không thể chiếm được đa số. Cho nên Ségolène Royal bèn giấu chữ "xã hội chủ nghĩa" vào trong váy và đi vớt phiếu ở giữa, của đảng UDF, qua những cuộc trả giá kín hở....

Nhưng nếu có trung dung đến độ vỡ đôi, đảng UDF này cũng khó tạo ra thắng lợi cho Tổng thống Royal để ông Bayrou có thể làm Thủ tướng và chuẩn bị cho cuộc tranh cử 2012. Phân nửa số phiếu Bayrou đã đạt tuần trước (18,6%) thì cũng chỉ là hơn 9%, chưa đủ để đẩy 37% số phiếu của cánh tả, từ Xã hội (25,6%) đến các nhóm cực tả, vào vị trí đa số. Trong giả thuyết hoang tưởng là liên minh trung dung và cánh tả đạt hơn 50% số phiếu được một cái phẩy thì đa số ấy sẽ mong manh như đa số kiểu Ý Đại Lợi: không đủ sức cầm quyền và thường xuyên bị đối lập bất tín nhiệm! Mà một đảng trung dung lại nghiêng quá về cánh tả thì sẽ hết trung dung và giấc mơ tái tranh cử của Bayrou sẽ thơm như bong bóng xà phòng.

Cho nên, một kết quả ít ai nói tới của cuộc đầu phiếu hôm 22 cho thấy là dân Pháp đang nghiêng dần về phía hữu, vì trước hiện tình đất nước, chính là phe hữu lại có vẻ như có nhiều ý kiến cải cách sáng nước hơn. Trong khi lập trường cực đoan của hai phe cực tả và cực hữu đều bị chối từ, cử tri muốn thay đổi, nhưng thay đổi theo những ý kiến của cánh hữu, những chủ trương ta có thể gọi là "trung hữu".

Từ Hoa Kỳ nhìn qua thì những chủ trương ấy bị gọi là trung tả, nhưng đối chiếu với truyền thống quá thiên tả của nước Pháp thì những chủ trương ấy được coi là "trung hữu"! Khác biệt là ở ngôn từ hay nhãn hiệu dán ở bên ngoài.

Bây giờ, ta nhìn về cánh hữu đó.

Trước vòng một của cuộc bầu cử, một giả thuyết bi quan nhất đã loé sáng trong đầu nhiều người. Đảng cực hữu của Jean-Marie Le Pen sẽ lấn đất của đảng trung hữu UMP, như đã từng thấy trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, và đảng UDF sẽ lấn đất của đảng Xã hội, khiến Bayrou có thể về nhì để đụng Le Pen ở vòng hai. Trong giả thuyết ấy, François Bayrou sẽ thành Tổng thống vì được phiếu của cả hai phe tả hữu để đẩy hung thần Le Pen ra ngoài. Năm 2002, Jacques Chirac đã tái đắc cử Tổng thống với 80% số phiếu vì cánh tả đã phải nuốt hận dồn phiếu cho ông để chặn làn sóng cực hữu Le Pen.

Nicolas Sarkozy là người đã làm cho giả thuyết ấy không trở thành hiện thực. Trong cuộc tranh cử vòng đầu (may hơn Mỹ, dân Pháp chính thức tranh cử trong có non một tháng thôi), ông trực tiếp tấn công, dữ dội và dứt khoát, lập trường cực hữu và chiếm được phân nửa số phiếu Le Pen đã đạt năm 2002. Nghĩa là thay vì bị lấn đất thì Sarkozy đã dành dân bên cánh hữu của Le Pen. Bây giờ, ông phải tỏ vẻ ôn hoà hơn để trấn an cử tri trung dung, nhưng ôn hoà trong thế mạnh chứ không phải mặc cả hay đổi chác như bà Royal bên đảng Xã hội.

Phần mình, cử tri Pháp vừa muốn vừa sợ thay đổi.

Họ không chấp nhận những đề nghị cực đoan của cả hai phe tả hữu mà muốn Pháp tiếp tục hội nhập với thế giới (không cưỡng chống toàn cầu hoá hay tự cô lập bên ngoài cộng đồng Âu châu) nhưng phải thay đổi ở bên trong để giảm bớt thất nghiệp và giải trừ nỗi bất an trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, họ muốn bỏ phiếu cho một Chính quyền mạnh, đủ mạnh để tiến hành những thay đổi cần thiết, miễn là không thay đổi quá, và nhất là không xâm phạm vào những thành quả họ đã đạt được dưới chế độ bao cấp của cả hai Tổng thống tả hữu, François Mittenrand và Jacques Chirac. Vì vậy, họ loại bỏ cả Le Pen lẫn Bayrou.

Vấn đề chính mà Sédolène Royal có thấy và Nicolas Sarkozy có nói tới, là Pháp phải tự giải thoát khỏi tình trạng sơ cứng của thị trường lao động (nguyên nhân của thất nghiệp cao), sự cạnh tranh sút kém của nền kinh tế (nguyên nhân của suy sụp kinh tế so với các lân bang Âu châu như Anh, Đức, Ý) và cả sự ôm đồm của bộ máy nhà nước bao cấp (nguyên nhân của bội chi ngân sách và gánh nặng công trái quá cao).

Từ cánh tả, Royal có thấy nhưng chưa dám nêu ra đề nghị quá mạnh nên hoá trang thành một xu hướng mới, khác hẳn truyền thống bao cấp cổ điển. Tuy nhiên, trong những điều nói ra khi tranh cử, bà vẫn bị cột vào quá khứ bao cấp ấy: về lao động thì nên linh động hơn cho doanh nghiệp còn dám tuyển dụng, nhưng vẫn giữ chế độ 35 giờ một tuần và còn tăng lương tối thiểu thêm 50%. Cái lô gích của đề nghị ấy là bội chi ngân sách sẽ vọt lên trời xanh. Cho nên, bà chú ý đến phong thái tranh cử hơn là nội dung.

Từ cánh hữu, Sarkozy dám nói ra những sự thật đáng ngại ấy của nước Pháp nên được đối phương và dư luận nói chung mô tả là một con người đáng sợ. Ông đề nghị giải phóng thị trường lao động để giảm thất nghiệp, cải cách doanh trường và đại học để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và lập kế hoạch cắt cảm bội chi trong 10 năm đồng thời không tái diễn trò cũ là giảm thất nghiệp bằng cách tuyển dụng thêm công chức và tài trợ giải pháp "tạo thêm việc làm" theo kiểu ấy bằng tăng chi.

Đối với một hồ sơ cực kỳ tế nhị là di dân, ông ta chủ trương phải thực sự hội nhập họ, nhưng cũng dứt khoát ngăn cản di dân nhập lậu. Sarkozy có thế mạnh để nói ra điều ấy vì là con nhà di dân và nổi tiếng mạnh tay khi làm Tổng trưởng Nội vụ! Le Pen đã dại dột dồn phiếu di dân cho Sarkozy khi bươi móc lý lịch đó của ông ta!

Nhìn chung thì Ségolène Royal nêu ra những đề nghị "ít xã hội chủ nghĩa nhất", có tinh thần đổi mới nhất từ đảng Xã hội, nhưng vẫn chưa đủ để kéo nước Pháp lên khỏi bờ vực. Ngược lại, Sarkozy thì có vẻ mạnh bạo hơn trong các đề nghị, nhưng cũng đủ thận trọng để dàn dựng một chiến lược cải cách tiệm tiến. Ông sợ liều thuốc của mình công phạt nặng và bản thân bị cử tri trừng phạt.

Trên đại thể cho đến tuần này thì Sarkozy có thế mạnh hơn để vừa vớt thêm phiếu cực hữu của Le Pen vừa thuyết phục cử tri trong khối trung dung của François Bayrou hãy đi theo mình để cứu nguy nước Pháp. Nhiều đại biểu UDF của Bayrou bắt đầu đắn đo vì nếu chống Sarkozy thì khi tranh cử Quốc hội sẽ không thể thỏa hiệp với đảng UMP của Sarkozy và có khi mất ghế!

Cử tri có vẻ như đồng ý với chiến lược Sarkozy là ưu tiên cho Le Pen về vườn sau đó mới nói chuyện phải quấy hơn thiệt với đảng viên UDF, cho nên Sarkozy mới thu được hơn 31% số phiếu trong vòng đầu, hơn hẳn hai vị tiền nhiệm trong khuynh hướng trung hữu của mình là Giscard d'Estaing và Chirac. Cuộc tranh luận giữa hai ứng viên vào Thứ Bảy mùng hai này có thể rọi thêm ánh sáng cho chiều hướng ấy khi Sarkozy sẽ trổ tài hùng biện để thuyết phục cử tri về tương lai nước Pháp, nhưng không quá dữ để phạm vào sai lầm mà dân Pháp rất kỵ: "Không đánh người đàn bà, dù với một cánh hoa".

Dư luận Hoa Kỳ thì chú ý nhiều đến quan điểm thân Mỹ của Sarkozy (hơn hẳn Chirac) và truyền thông đã có nhiều bài bình luận đầy thiện cảm với ông ta. Thật ra, Sarkozy chỉ là người thực tiễn hơn và biết rõ thực lực của Pháp nên không muốn kênh kiệu chơi trèo mà thường xuyên dạy Mỹ những bài học về ngoại giao theo kiểu Chirac hay de Gaulle. Ông ta lo cho nước Pháp hơn là bênh Mỹ.

Báo chí Mỹ - kể cả từ phe Dân chủ - mà quá khen Sarkozy thì chỉ khiến ông mất thêm vài chục ngàn phiếu của thành phần cử tri ghét Mỹ tới tận xương tủy!

1 Việt Kiều Pháp 18 Năm Tù, Cán Bộ Bảo Kê Chỉ 3 Năm Tù

1 Việt Kiều Pháp 18 Năm Tù, Cán Bộ Bảo Kê Chỉ 3 Năm Tù

Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM

SAIGON -- Một Việt Kiều Pháp vừa bị tòa án Sài Gòn kêu án 18 năm tù “về tội mua bán trái phép các chất ma túy.”

Bản tin báo Nhân Dân hôm 25-4-2007 cho biết Tòa án Sài Gòn đã “tuyên phạt bị cáo Dang David (còn có tên khác là Đặng Văn Tâm, 53 tuổi, quốc tịch Pháp) 18 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy"...”

Bản tin báo Nhân Dân viết, cùng ra tòa với Việt kiều trên còn có các cán bộ y tế, trích:

“Ngoài ra, toà còn tuyên phạt Nguyễn Ngọc Sơn, 38 tuổi, dược sĩ, làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bốn năm tù về tội "Giả mạo trong công tác".

Cùng phạm tội "Giả mạo trong công tác", bị cáo Nguyễn Thành Thái, 58 tuổi, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, bị phạt ba năm tù.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, ngày 13-9-2003, Dang David gửi 153 kg thuốc tân dược về Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), qua kiểm hóa của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện có 2.725 viên thuốc gây nghiện, 5.882 viên thuốc hướng thần.

Theo kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an vào tháng 9-2005, thì toàn bộ số thuốc trên là 20 loại ma túy, có tổng trọng lượng 997,197 gam. Ngày 8-5-2004, Dang David lại vận chuyển 28 loại tân dược từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), không khai báo hải quan, trong đó có 383 viên thuốc có chứa hoạt chất gây nghiện không được phép buôn bán trên thị trường...”

Điều đáng ghi nhận trong bản tin trên là trong khi Việt Kiều Pháp Dang David bị tòa kêu án 18 năm tù, thì các cán bộ y tế đồng lõa chỉ bị người thì 3 năm tù, người thì 4 năm tù. Không rõ tại sao cán bộ lại được nhẹ tội hơn? Trong khi thực tế, nếu không có cán bộ bảo kê, thì vụ án này đã không xảy ra.

Đuốc Thế Vận Sẽ Qua Sài Gòn, Đài Loan, Tây Tạng...

Đuốc Thế Vận Sẽ Qua Sài Gòn, Đài Loan, Tây Tạng...

Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM


Photo AFP/Getty Images

Các nghệ sĩ Hoa lục trình diễn trong buổi Lễ Công Bố Tuyến Đường Chạy Tiếp Sức Rước Đốc Thế Vận tại Bắc Kinh hôm 26-4-2007. Bắc Kinh cho biết Lửa Thế Vận sẽ mang tới Tây Tạng và đaỏ Đài Loan, cùng với ít nhất 22 thành phố khắp 5 châu thế giới, trong đó có Paris, London, Pyongyang, và thành phố Sài Gòn trong khi chạy xuyên qua nhiều thành phố Trung Quốc. Tuyến đường không đi qua Hà Nội. Đài Loan đã bác bỏ tuyến đường, noí là vi phạm chủ quỳền đảo quốc, nhưng Thị Trưởng Đài Bắc nói là sẽ hoan nghênh Đuốc Thế Vận.

Đường Xâm Nhập Của VTV4

Đường Xâm Nhập Của VTV4

VI ANH .
Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM

VTV4 là chương trình truyền hình CS Hà nội dùng chánh yếu để tuyên truyền quốc ngoại, thức hiện công tác "kiều vận", mà đối tượng chánh là người Việt hải ngoại. Một cách công khai và chánh thức CS Hà nội chịu thua không vào My được. Không có vệ tinh nào của Mỹ chịu truyền tải chương trình VTV4 của CS Hà nội. Khách hàng người Mỹ gốc Việt không chịu gắn. Công ty truyền hình vệ tinh Mỹ như DirecTV, Comcast là công ty kinh doanh, hoạt động vì lợi nhuận. Khách hàng không gắn VTV4, thì không lý do gì công ty truyền hình vệ tinh Mỹ chuyễn tải.

Trái lại công ty tuyền hình vệ tinh Mỹ, đặc biệt là DirecTV, một trong hai công ty lớn duy nhứt của Mỹ nói trên, chuyễn tải mạnh truyền hình SBTN (Saigon Broacasting Television Network) của người Mỹ gốc Việt, vì khách hàng gắn nườm nượp. Việt Satellite, là công ty đại diện hữu quyền, một trong 4 công ty hàng đầu thay mặt cho DirecTV gắn dĩa thu hình hàng trăm chương trình truyền hình cho DirecTV, trong đó có chương trình SBTN. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh của DirecTV đã hơn một lần xuống Little Saigon, phát giải cho Việtt Satellite, hơn một lần phát biểu về SBTN. SBTN là một chương trình tiếng Việt mà người Mỹ gốc Việt gắn nhiều nhứt. Trong đời nghề nghiệp của Ong, Ong chưa thấy một chương trình nào có người vô, hàng mấy năm rồi mà không có người ra như SBTN.

Nói một cách khác, SBTN nhờ đồng bào người Việt ở 50 tiểu bang Mỹ và Canada ủng hộ, gắn nhiều đã gián tiếp ngăn chận được VTV4, xuất hiện trên bầu trời Mỹ. Gián tiếp vì DirecTV qua thống kê và thăm dò thấy khách hàng ủng hộ và yễm trợ đài SBTN và tẩy chay đài VTV4, nên DirecTV không chuyễn tãi VTV4, và VTV4 không chánh thức và công khai có mặt trên màn hình của các gia đìngh người Mỹ gốc Việt. Nhưng CS Hà nội là những người chuyên tổ chức lũng đoạn và xâm nhập như trong Chiến tranh VN, đâu có chịu thua. Không thể đối đầu chánh thức và công khai được, đài Việt Cộng VTV4 gần đây dùng du kích chiến, dùng tuyên truyền rỉ tai, lường gạt để xâm nhập vào màn hình trong một số gia đình người Mỹ gốc Việt.

Đó là gắn dỉa thu hình lậu, nhiều chương trình nói tiếng ngoại quốc, trong đó có một chương trình tiếng Việt là chương trình tuyên truyền quốc ngoại, thực hiện công tác kiều vận của CS Hà nội - đó là chương trình VTV4. Một mặt họ cho người quảng cáo trên một vài tờ báo nhỏ, gắn dỉa thu chương trình tiếng Việt, chỉ tốn có một lần tiền, khỏi đóng tiền tháng. Làm lậu, bất hợp pháp chưa đủ, họ còn quảng cáo lập lờ, nói gạt qua điện thoại, hay mạn đàm rỉ tai, rằng trong đó có thể bắt được chương trình DĩrecTV, có SBTN. Họ lợi dụng sự ham rẻ để lường gạt. Quảng cáo ban đầu nói gắn dỉa thu và hộp thu tại nhà mấy máy cũng được, giá tiền ban đầu là 300 Đô la, một thời gian ngắn sau còn 250$, và bớt nữa còn 150$.

Nhưng làm xong, không để lại giao kèo, biên nhận tiền, không một tấm giấy lộn lưng, chỉ mau mau lấy tiền mặt tiền, hay lấy check không đề tên hay để tên cơ sở không dính líu gì đến việc làm, bỏ túi rồi vọt. Bà con cô bác mở máy ra xem, bật ngửa, bất bình, khiếu nại kêu điện thoại qua danh thiếp đòi trả lại, thì hoặc không người trả lời, hoặc không có hợp đồng, không giáy tờ gì, đành bó tay. Bộ dỉa và cái họp thu đó chỉ có chương trình Discnetwork, chớ không có DiecTV và SBTN. Cơ khổ Discnetwork khi tắt khi mở chương trình, chớ không phát sóng thường trực như DirecTV. Và đau khổ hơn, đây là dĩa và họp thu hoàn toàn lậu, ăn cắp chương trình của Discnetwork nên cơ sở này thường bắn phá cho hư chip. Mỗi lần hư phải kiếm người làm lậu lại, giá từ 15 đến 30$. Người đã xài rồi cho biết có khi một tháng hư hai lần, tốn tiền phục hồi chíp còn nhiều hơn công khai và chánh thức nhờ Việt Satellite gắn DirectTV và SBTN nữa.

Không đổi được, không thưa được vì không có giấy tờ, mà gỡ bỏ thỉ uống mấy trăm đồng, tiếc tiền thì phải coi đài Việt Cộng VTV4. Nghề của CSHà nội là bắt bí, và khai thác cái bí của người dân. CS bắt con cháu người Việt hải ngoại làm con tin. Ghét VC không gởi tiền về giúp thì con cháu nghèo, dốt, bịnh - sao đành. Chính vì thế bí đó nên mỗi năm người Việt hải ngoại dù không ưa CS nhưng không bỏ gia đình còn bị kẹt trong nước, số tiền gởi về cả ba bốn tỷ Đô, lớn gấp 20 lần tổng số tiền các nước đầu tư ở VN.

Nhưng cái bí lớn nhứt mà CS Hà nội muốn khi dùng VTV4 xâm nhập lậu, bằng cách gài người gắn dỉa và họp thu lậu rẻ rề, là giết chương trình truyền hình của người Việt ở hải ngoại. Cụ thể là truyền hình SBTN và công ty Việt Satellite gắn dỉa cho DirecTV, trong đó có chương trình SBTN. Ý đồ hành động của CS tuyên truyền gắn chỉ tốn một lần, không lệ phí tháng như SBTN và Việt Satellite, thì thiên hạ sẽ coi VTV4. Và SBTN và Việt Satellite có thể mất khách. Đáng buồn nhứt là những người đi làm lậu, đã gián tiếp tiếp tay CS làm yếu đi tiếng nói của người Việt hải ngoại. Cũng như đáng trách những người sang dỉa lậu, hay lấy báo hàng xấp ở các thùng vì mối lợi riêng nhỏ đã vi phạm luật bản quyền, làm hại những ca nhạc sĩ, những ký giả và nhà sản xuất đã đầu tư tim óc, nhân tài vật lực làm ra sản phẩm tinh thần.

Nhưng CS Hà nội quên một điều, là, khách hàng, khán thính giả của truyền hình ở nước tư do, dân chủ, lợi tức kiếm được cao nên chọn lựa hàng hóa vật chất và sản phẩm tinh thần theo tiêu chuẫn phẩm chất: tiền nào của nấy. Đó là lý do Phó Tổng Giám đốc kinh doanh của DirecTV nhận định, SBTN là chương trình có người vô mà không có người ra. Đó là chưa nói lý do, lập trường của người Việt tỵ nạn CS, không ưa CS, nghe chói tai những chữ dùng, xem gay mắt những hình ảnh nược mùi tuyên truyền CS. Không ai dại gì bỏ tiền ra đê mua cái bực mình, nghe và nhìn những hình ảnh và giọng điệu một chiều, bịp bợm, như tra tấn lổ tai, con mắt, xói vào tim niềm đau trước khi tỵ nạn CS.

Một nguồn tin ẩn danh thân cận vơi DirecTV cho biết. Việc quảng cáo lường gạt, việc mua bán và gắn dỉa và họp thu lậu đó, DirecTV đã có biện pháp dựa pháp luật bảo vệ bản quyền, chống hàng gian hàng lậu.

Những người làm điều bất hợp pháp đã có người bị rờ gáy, lạnh cẳng ở Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt đông nhứt Mỹ. Họ đã hoặc "chém vè", hoặc "chuyển vùng" đến các thành phố ít người Việt hơn như Dallas, Houston ( Texas), một số thành phố ở TB Virginia.

Biện pháp pháp luật mới bắt đầu với người làm lậu dù người mua đồ lậu, mướn, gắn lậu cũng có phần trách nhiệm. "Cát tất tường pháp', luật qui định mọi người đều biết luật. Làm lậu, bán lậu, mua lậu, vi phạm bản quyền là trái luật.

Điều cần tâm niệm, hệ thống vệ tinh DirecTV, truyền hình SBTN, công ty ViệtSatellite là các công ty lớn làm việc công khai và chánh thức, có quyền lợi và nghĩa vụ trước luật pháp. Nên có bản quyền để bảo vệ và có giấy tờ hợp đồng chánh thức, qua thủ tục luật định đối với khách hàng. Không bao giờ có chuyện cho người lại làm lậu, lấy tiền mặt, lấy check để tên giả mạo, rồi vọt mất.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=106684

jeudi 26 avril 2007

Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi

Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi
2007.04.25
Gia Minh, phóng viên RFA
Trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội khóa 12 sắp tới, nhiều người trong và ngoài nước lên tiếng về qui trình bầu cử sao cho có được một quốc hội là đại diện thực sự cho tiếng nói của người dân trong nước. Theo nhiều người để đạt được mục tiêu như thế, luật bầu cử hiện hành cần phải thay đổi.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe


Ông Nguyễn Khắc Mai. Photo courtesy TuoiTre Online
Gia Minh có cuộc mạn đàm với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương về vấn đề vừa nêu. Trước hết ông đưa ra nhận xét về điểm mới trong kỳ bầu cử lần này.
Ông Nguyễn Khắc Mai: Điều mới theo tôi là người ta nói nhiều về ý nghĩa và yêu cầu về chất lượng, cũng như mong có một quốc hội đủ sức chèo lái con thuyền Việt Nam nhập vào biển cả thế giới. Thứ hai là hiện tượng ứng cử tự do được phát động đôi chút, và lóe lên hy vọng là dần dần có đóng góp theo tinh thần ‘thất phu hữu trách’. Thế nhưng đó cũng chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi.

Gia Minh: Vì sao mới chỉ là mầm thôi?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Đây phải là công sức tập thể cộng đồng quốc gia: của giới lãnh đạo chính trị, trí thức, lực lượng trẻ. Người dân nói chung. Đây phải là công trình cộng đồng nếu góp ít thì cây nó sẽ còi cọc thôi.

Gia Minh: Về luật thì phải sửa đổi?
Ông Nguyễn Khắc Mai:Có nhiều vấn đề lắm. Chúng ta đang định hình một quốc gia, nhưng thiết chế, chính trị xã hội … thế nào cho phù hợp là một việc cực lớn không thể làm hời hợt được. Chúng ta không làm một cách nghiêm túc. Nói chung phải có điều kiện bàn luận cho đàng hoàng đến nơi đến chốn.
Mấy hôm nay tôi nghĩ đến một nhận xét của một giáo sĩ thế kỷ 18 về người Việt là làm gì cũng hời hợt, nay nghiệm lại thấy quá đúng. Điều đó thật nguy hiểm và cũng là nghịch lý.

Ông Nguyễn Khắc Mai
Mấy hôm nay tôi nghĩ đến một nhận xét của một giáo sĩ thế kỷ 18 về người Việt là làm gì cũng hời hợt, nay nghiệm lại thấy quá đúng. Điều đó thật nguy hiểm và cũng là nghịch lý.

Gia Minh: Hiện người ta họp hành rất nhiều, mọi cấp lúc nào cùng họp?
Ông Nguyễn Khắc Mai:Vấn đề không phải là họp nhiều. Vấn đề là phải tổ chức nghiên cứu, suy tính sao cho hay hơn. Cha ông ta cách đây 100 năm, vào năm 1907 có cuộc vận động văn hóa lớn là Đông Kinh nghĩa Thục; qua đó phát hoạ ra nhiều đường lối đổi mới cho dân tộc này.

Nhưng đến nay ngay cả mặt chính thống người ta vẫn coi đó là cái gì đấy chứ không nghiên cứu đào sâu để tìm ra giá trị lớn mà cha ông đã vạch ra. Cứ như thế thì không thể đòi hỏi sự tử tế cho nhanh cho tốt.

Gia Minh: Cấp lãnh đạo luôn đề ra chính sách đổi mới những cái hiện có?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Hô thì ai cũng hô được; nhưng tổ chức nghiên cứu đến nơi đến chốn thì vẫn chưa làm được. Đó là nghịch lý và là cũng là bất hạnh của mình đó thôi.

Gia Minh: Trở về vấn đề bầu cử quốc hội, đã xong ba vòing hiệp thương, thì làm thế nào để đạt điều mong muốn?
Cách dây ba bốn kỳ tôi có bài viết nêu ra rằng điều mong mỏi đầu tiên khi có quốc hội là phải tổ chức chương trình học vì quốc hội mình là tay ngang chứ không có chuyên môn; nhưng anh em đế nghị phải sửa lại đầu đề tôi sửa lại là thất phu hữu trách. Một người ở ‘thôn cùng xóm vắng’ cũng phải có trách nhiệm đóng góp

Ông Nguyễn Khắc Mai
Ông Nguyễn Khắc Mai: Cách dây ba bốn kỳ tôi có bài viết nêu ra rằng điều mong mỏi đầu tiên khi có quốc hội là phải tổ chức chương trình học vì quốc hội mình là tay ngang chứ không có chuyên môn; nhưng anh em đế nghị phải sửa lại đầu đề tôi sửa lại là thất phu hữu trách. Một người ở ‘thôn cùng xóm vắng’ cũng phải có trách nhiệmn đóng góp

Theo tôi thấy phải có chương trình đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta. Phải có lế hoạch và tổ chức cho thật tốt. Không chỉ có giới công chức mà phải mời gọi giới trí thức tham gia; như thế thì mới có hệ thống chính trị tốt hơn, nền dân chủ cao hơn và các dân quyền mà ta đã mơ ước hàng trăm năm nay rồi.
Đó là công trình lớn của một cộng đồng, tập thể mà ai mong ước chấn hưng kể cả giới trẻ và những người già cũng phải xúm vào để làm cho công cuộc này.

Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến trong cuộc trao đổi vừa rồi.
Quí thính giả vừa nghe một số ý kiến của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, đề cập đến kỳ bầu cử quốc hội sắp đến. Vào một chương trình tới, mời quí vị theo dõi phần tiếp theo cuộc mạn đàm, trong đó ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra những nhận định về vấn đề hội nhập và nhận xét về giới trí thức tại Việt Nam hiệ nay. Mời quí thính giả đón nghe.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu bàn về tình hình chính trị và kinh tế ở trong nước
Nước Pháp và Bầu cử
Vì sao nhiều người tự ứng cử rút lui sau vài vòng hiệp thương?
Cập nhật những thông tin về trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài
Những diễn biến mới nhất về trường hợp 2 anh Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn
29 ứng cử viên Quốc hội bị khiếu nại tố cáo
Ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ về một kỳ bầu cử thật sự dân chủ
Một số chi tiết về quá trình lựa chọn ứng viên cho kỳ bầu cử quốc hội khóa 12
Các chính trị gia Mỹ yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân
Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc bầu cử Quốc hội khoá 12?
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

ĐHY Phạm Minh Mẫn chia sẻ kinh nghiệm chuyến thăm Nhật Bản với 10.000 bạn trẻ tham dự Đại Hội tại TGP Saigòn

csvn dùng tôn giáo "quốc doanh" ru ngủ tuổi trẻ ??

ĐHY Phạm Minh Mẫn chia sẻ kinh nghiệm chuyến thăm Nhật Bản với 10.000 bạn trẻ tham dự Đại Hội tại TGP Saigòn
(VietCatholicNews 01/04/2007)

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGON- MÙA CHAY 2007


SAIGÒN -- Chiều ngày 31 tháng 3, ban Mục Vụ giới trẻ Saigon tiếp nối ngày quốc tế giới trẻ thế giới lần thứ 22 đã tổ chức đại hội Mùa Chay cho giới trẻ tại trung tâm Mục Vụ của giáo phận.

Có khoảng hơn 10 ngàn bạn trẻ đến từ 15 giáo hạt và những bạn trẻ đang học và sinh sống tại Sai gòn cũng quy tụ dưới mái nhà yêu thương của tổng giáo phận.

Mặc cho cái nắng cháy người, mặc cho cái nóng hừng hực bốc lên từ sân, mặc cho trời không có gió và đặc biệt là không có ghế ngồi, các bạn trẻ ngồi tạm trên nền xi măng nóng bỏng…không vì thế mà làm bớt đi làn sóng người ồ ạt tiến vào ngày càng đông và thứ tự đứng vào hàng lối.


Đón các bạn trẻ ngay ngoài cổng của đại hội này khác biệt với những lần trước, đó là sự hiện diện của những tu sĩ trẻ trong bộ tu phục của mỗi dòng. Mỗi bạn trẻ được quý tu sĩ đón bằng nụ cười thân thiện và trao cho những cành lá dừa chuẩn bị hành trình lên Giêrusalem với Thầy Giêsu.

Chương trình đại hội với chủ đề Yêu Như Giêsu được chia thành 3 phần là Tình Yêu Thập Giá, Tình Yêu Thánh Thể và Tình Yêu trong đời.

Nhóm lửa hồng đã phá băng bằng những bài múa tập thể và bài ca chủ đề cùng với băng reo đã làm xua tan đi những mệt nhọc của quãng đường dài của các bạn trẻ, sự hoà nhập và niềm vui nhanh chóng lan toả trên từng gương mặt. Cả khán trường như cùng rung lên với tiếng trả lời của 1 vạn người trong băng reo khi anh Lê Đức Hùng hô: Yêu như Giêsu, tiếng đáp trả của ba lần hô là cảm thông, phục vụ và yêu thương…các bạn hô như đã cảm nghiệm, đã hành động và đã sống những kinh nghiệm ấy sâu sắc trong lòng mình, những tiếng hô vang, dứt khoát và xác tín.

Mở đầu cho ngày đại hội, cha Gioan Lê Quốc Việt đã chào mừng các bạn từ khắp nơi và cầu chúc một ngày tràn đầy thánh sủng. Đáp lại của cha đặc trách, các bạn trẻ cũng chào mừng cha bằng những tràng pháo tay không ngớt.

Phần một với Tình Yêu Thập Giá, Linh mục Ân Đức và Kim Toan phụ trách diễn nguyện Mầu Nhiệm Vượt Qua 7 chặng tiêu biểu : vượt qua, vườn cây Dầu, nụ hôn Giuđa, Phêrô chối Thầy, phụ nữ thành Giêrusalem khóc thương Chúa, lột áo và chặng cuối cùng đóng đinh Chúa vào thập giá. Ở mỗi chặng, ngoài diễn viên chính đã được tập dượt từ nhiều tháng trước đều có diễn viên quần chúng là tất cả các bạn trẻ cùng tham gia, tạo nên một hiệu ứng đến từng tâm hồn của mỗi người.

Phần 2 của đại hội mang tên Tình Yêu Thánh Thể, đây chính là thánh lễ do Đức Hồng Y Gioan Baotixita chủ tế cùng quý linh mục trong giáo phận. Đức Hồng Y vừa trở về từ Nhật Bản, Ngài về đến phi trường Tân Sơn nhất lúc 3g 30.

Trong bài giảng Đức Hồng Y chia sẻ cho mọi người về tình yêu vô biên của Thiên Chúa, yêu con người đến độ nhận lấy cái chết như một tên phản loạn chống lại cả đạo và đời. Một tình yêu hiến tế mà con người không thể nhận ra, không thể lãnh hội được.


ĐHY Mẫn trước các tượng bị bom đánh
Ngài nhấn mạnh Tình Yêu Chúa chấp nhận tủi nhục để phục hồi sự sống và nhân phẩm của mỗi người chúng ta.

Ngài chia sẻ về cuộc viếng thăm Nhật Bản, Ngài đến Hirôsima và Nagazaki, hai nơi bị tàn phá bởi bom nguyên tử, những tổn hại về nhân sự và tài sản cùng với những di chứng sau chiến tranh rất lớn. Những tang chứng chiến tranh được đặt trước sân nhà thờ với tượng ảnh Chúa, Mẹ và các Thánh gãy đầu, mất tay, sứt mẻ hay vỡ nát. Ngài nói với Đức GM của Nagazaki: Ngày xưa chỉ có một mình Chúa chịu nạn, ngày nay tại Gp của Đức cha có 80 ngàn người ( chết liền sau khi bị bỏ bom), rồi thêm Đức Mẹ và các Thánh cùng chịu tử đạo.

Ngài đến Kolbê thăm nơi bị động đất năm 1995 với hơn 6 ngàn người chết, nhà cửa sụp đổ, nhà thờ tan hoang. Tuy nhiên tại một ngôi thánh đường nho nhỏ nơi có khoảng 800 người Việt sinh sống các tượng trong nhà thờ vỡ hết nhưng có bức tượng Thánh Tâm cao khoảng 1m do người Việt Nam mang qua vẫn nguyên vẹn. ĐHY đã hỏi ông hội đồng giáo xứ là người bản xứ: Có bí quyết nào giữ tượng Thánh Tâm nguyên vẹn trong khi nhà thờ đổ nát, suy nghĩ vài giây ông trả lời: Bí quyết đó là niềm tin công giáo của người Việt Nam. ĐHY nói lúc đó mình vui mừng lắm, vì dù trong hoàn cảnh tha phương cầu thực, người Việt mình vẫn giữ vững được niềm tin.

Bất giác tôi nhìn lên ngọn đuốc được thắp khi bắt đầu đại hội vẫn rừng rực cháy, dù ngọn gió có thổi về hướng nam hay về phương bắc, đuốc vẫn sáng, tỏ rõ những gương mặt của các bạn trẻ nghe ĐHY chia sẻ cách chăm chú, nghiêm trang

Trong phần 3 với Tình Yêu trong đời, các bạn trẻ hôm nay được Nguyễn Bách và đạo diễn Quang Minh cho thưởng thức vở Opera hai hồi theo phong cách Rock. Vở Jesus Christ Supertar được hoàn tất và công diễn lần đầu tiên vào năm 1971 với phần âm nhạc của Andrew Llyod Webber và ca từ của Tim Rice đã tạo nên một hình ảnh mới về Đức Giêsu: nhà tiên tri của thời đại hiện nay. Hôm nay trong phần công diễn, các bạn trẻ được thưởng thức trích đoạn nổi tiếng nhất và đã được cải biên cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, mặc dù hát bằng tiếng Anh, song các bạn trẻ được xem phụ đề trên màn ảnh. Vở kịch này đã được chính ĐHY đổi thành tên “để tưởng niệm cuộc vượt qua của Đức Giêsu”. Vở kịch đã đem lại cho các bạn trẻ những suy tư từ lời thoại của các nhân vật. Như khi Giuđa không đồng ý bán Chúa với giá 30 đồng. Caipha đã nói: “Sự phản bội lúc nào cũng rẻ tiền”. Câu nói này đã nhận được những tràng pháo tay tán thưởng.

Kết thúc vở Opera là hợp xướng Suối Việt thuộc giáo xứ Đaminh, các ca đoàn thuộc giáo xứ Tân Hoà, giáo xứ Tống Viết Bường cùng hát chung 3 bài : khải hoàn ca (Nguyễn Bách), cùng hát vang (nhạc L. V. Beethoven) và Hallelujah (nhạc G. F. Haendel).

Sau đó các bạn trẻ được nghe anh Sơn, người thanh niên ở trung tâm Mai Hoà chia sẻ về bản thân khi mắc căn bệnh thế kỷ. Anh chia sẻ: Vì tính ích kỷ và thói kiêu căng và những cuộc ăn chơi trác táng đã làm cho anh mang căn bệnh này. Trong một lần quẫn trí, anh lao đầu vào xe lửa, nhưng cuộc đời chỉ lấy đi hai đôi chân của anh. Bây giờ anh cảm thấy đáng sống hơn bao giờ hết, dù biết mình vướng AIDS, nhưng mình ý thức được sự sống là phần thưởng quý giá mà mỗi người được Thiên Chúa ban cho. Anh Sơn đã được các bạn trẻ gọi tên, hô to: cố lên anh Sơn, I love anh Sơn và những tràng pháo tay vang dội khích lệ. Anh đã làm chứng về tình yêu Thiên Chúa dành cho anh, từ một người Tin lành, giờ đây anh đã trở thành người Kitô hữu, người làm chứng cho Tình Yêu.

Kết thúc chương trình, ĐHY mời gọi các bạn trẻ hãy lên đường đem tình yêu vào đời. 30 bạn trẻ đại diện đã nhận những bó đuốc từ tay ĐHY với ý nghĩa đáp lại lời mời gọi lên đuờng trong tinh thần hăng say loan báo Tin Mừng và với một quyết tâm trong năm sống đạo của Mùa Chay này đó là YÊU NHƯ GIÊSU.
Sr Minh Nguyên

http://vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=42596
Chụp lại bài nầy (Screen Capture) từ màn ảnh Computer để làm bằng cớ nếu bài bị sửa lại. Xin hãy click vào cái link dưới đây, rồi click "Click here to start down load...) để D/L bức hình đó, sau đó Zoom vào chổ tôi có làm dấu để biết là tôi hoàn toàn không dựng chuyện.
http://www.mediafire.com/?0wj3jzo3o2n

mardi 24 avril 2007

CHẾ ÐỘ DÂN CHỦ, CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN, PHÁT XíT ,CHẾ ÐỘ NÀO PHỤC VỤ CON NGƯÒi VÀ DÂN TỘC ?

CHẾ ÐỘ DÂN CHỦ, CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN, PHÁT XíT ,CHẾ ÐỘ NÀO PHỤC VỤ CON NGƯÒi VÀ DÂN TỘC ?

Chu chi Nam

« Hưng vong biết chửa, người kim cổ ?

Tiếng quốc năm canh, bóng nguyệt mờ. »

( Trần tuấn Khải - Vịnh thành Cổ loa.)

Chế độ là « chính thể, phép tắc căn bản của một chính phủ đặt ra theo đó mà trị nước » ( Theo Việt Nam Tự Ðiển của Lê văn Ðức và Lê ngọc Trụ - Nhà xuất bản Khai Trí). Nếu chúng ta căn cứ theo chữ Pháp « le régime « thì có nghĩa là trật tự, cơ chế, hiến pháp, hình thức của một quốc gia, cách cai trị quốc gia ấy ( le régime = ordre, constitution, forme d’un Etat, manière de gouverner – theo tự diển Larousse). Theo tự điển Robert, thì chế độ là cách quản trị, cách cai trị một cộng đồng, hay là cách tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội một quốc gia ( le régime = façon d’administrer, de gouverner une communauté ; organisation politique, économique et sociale d’un Etat).

Chế độ dân chủ theo định nghĩa ngữ nguyên là một chế độ do dân làm chủ, có nghĩa là người dân có quyền lấy những quyết định chính trị quan trọng một cách trực tiếp như hình thức dân chủ trực tiếp, đang hiện hành ở một nước duy nhất trên thế giới này là Thụy Sĩ ; hay người dân có quyền tự do bầu người đại diện của mình ; nhưng đồng thời cũng có quyền truất phế người đại diện của mình, dưới hình thức dân chủ gián tiếp.

Nói một cách khác đi, chế độ dân chủ là một chế độ mà trong đó tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng. Những quyền tự do căn bản của con người đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và đã được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Những quyền tự do căn bản này đi từ quyền tự do sinh sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tới tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do chính trị, tự do bầu cử, tự do tư hữu, tự do kinh tế v.v..

Một chế độ độc tài là một chế độ mà trong trong mọi quyền tự do căn bản của con người bị trà đạp, đàn áp.

Chế độ cộng sản có phải là một chế độ độc tài không ?

– Ðó là một chế độ độc tài, vì nó độc khuynh, độc đảng, kinh tế tập trung, khác hẳn với chế độ dân chủ là đa khuynh, đa đảng và kinh tế tự do, không tập trung. Ðộc khuynh, vì chế độ cộng sản chỉ chấp nhận một nền tư tưởng triết hộc là lý thuyết Mác – Lê, khác hẳn với đa khuynh là chấp nhận nhiều luồng tư tưởng, nhiều nền triết học khác nhau. Ðộc đảng, vì trong chế độ cộng sản, chỉ có một đảng là đảng cộng sản, khác hẳn với chế độ dân chủ là chế độ đa đảng, chấp nhận ít nhất là 2 đảng.. Chế độ cộng sản chủ trương kinh tế tập trung, bãi bỏ quyền tư hữu, ngược lại với chế độ dân chủ, chủ trương kinh tế tự do, tôn trọng quyền tư hữu.

Không những chế độ cộng sản là một chế độ độc tài, mà còn là một chế độ độc tài tòan trị như là độc tài phát xít Hitler ở Ðức và Mussolini ở Ý.

Danh từ tòan thể, tòan trị ( Totalitaire, Totalitarisme) đã được lãnh tụ đảng Phát xít Ý Mussolini dùng vào năm 1925, để chỉ tính cách tòan diện phong trào chính trị của ông, chống lại chủ nghĩa dân chủ, tự do.Nhà nước tòan diện là một nhà nước kiểu mới đi ngược lại chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, dân chủ. Phong trào Phát xít của Mussolini đã dùng một câu trâm ngôn làm kim chỉ nam cho hành động của mình : « Tất cả trong quốc gia, không có gì chống lại quốc gia, không có gì ngòai quốc gia. » Nhà nước tòan trị này nó giống nhà nước tòan trị cộng sản do Lénine và Staline dựng lên cách đó không lâu, vì Lénine và Trotski cướp chính quyền ở Nga năm 1917, thì Mussolini cướp chính quyền ở Ý năm 1922, Hitler nắm chính quyền năm 1933.

Từ năm 1929, những nhà nghiên cứu chính trị, nhất là những nhà nghiên cứu nguời Anh và Ðức đã dùng chủ nghĩa độc tài tòan trị ( dictature totalitaire hay totalitarisme) để chỉ chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít.

Năm 1951, bà Hannah Arendt, người Ðức, gốc Do Thái, phải chạy trốn Hitler qua Hoa kỳ vào những năm 30, đã xuất bản quyển sách Hệ Thống Toàn trị ( Le Système Totalitaire), nêu lên những điểm tương đồng của 2 chế độ tòan trị cộng sản và phát xít. Theo bà, chế độ độc tài tòan trị, nhất là tòan trị cộng sản, khác với chế độ độc tài ( la tyrannie) mà chúng ta biết từ trước, đó là chế độ độc tài thường chỉ có trong lãnh vực chính trị, trong khi đó độc tài cộng sản bao trùm mọi lãnh vực từ triết học qua chính trị, kinh tế, xã hội, nó đặt căn bản trên một ý thức hệ, đó là ý thức hệ Mác-Lê. Nó dùng ý thức hệ này để biện minh cho hành động đàn áp bằng bạo lực ; và từ đó nó chủ trương đọan tuyệt hẳn với quá khứ. Theo Mác : « Người cộng sản bãi bỏ chân lý muôn thuở, bãi bỏ tôn giáo và đạo đức, thay vì cải tiến tôn giáo và đạo đức ; cũng từ đó, người cộng sản đi ngược lại tất cả những hình thái tổ chức và phát triển xã hội trước đó. » ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 44 – Nhà xuất bản Union générale d’Editions- Paris). Chính vì vậy mà có những hành động tàn bạo, giết người, trại tập trung, phá hủy đén đài, văn hóa, di tích cổ truyền ở tất cả mọi nước cộng sản từ Liên sô qua Tàu, tới Việt Nam, Căm Bốt. Chỉ cần minh Pol Pot đã giết hơn 2 triệu người Căm Bốt, nửa số dân. Cộng sản Việt Nam cũng tàn ác không kém Pol Pot, vì Pol Pot là con đẻ của cộng sản Việt Nam ; nhưng cộng sản Việt Nam ma lanh, xảo quyệt hơn, biết che dấu tội ác của mình.. Theo ông Massimo d’Aléma, cựu thủ lãnh đảng Cộng sản Ý, nay trở thành đảng Dân Chủ-Xã hội, thủ tướng Ý vào những năm cuối thập niên 90 : « Chế độ cộng sản đã biến thành một sức mạnh đàn áp, một chế độ tòan trị, gây nên những tội sát nhân khủng khiếp nhất « (Ðại hội Ðảng Dân chủ-Xã hội Ý năm 1998).

Ði từ một cái nhìn khác, có tính cách cơ chế nhiều hơn, hai nhà nghiên cứu chính trị Carl Friedrich và B. Brzezinski trong quyển « Totalitarian Dictatorship and Autocracy » đã đưa ra 6 đặc điểm của chế độ độc tài tòan trị, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :

1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée).

Những tác giả khác đề nghị những tiêu chuẩn khác để xem xét những chế độ độc tài tòan trị, nhất là cộng sản. Từ những sai lầm và quan niệm đơn giản hóa lịch sử của Marx, những nhà lãnh đạo chính quyền toàn trị cộng sản muốn tạo ra một xã hội hòan tòan mới, trong đó sẽ không có đấu tranh giai cấp, tranh chấp xã hội. Họ tìm cách thực hiện xã hội đó qua việc thực hiện lý thuyết củq Marx mà họ cho rằng là khoa học. Nhưng thực tế, lý thuyết này không có tính chất khoa học, và còn phản kinh tế, phản tiến bộ ( Xin xem thêm Phê Binh Lý thuyết của Marx của tác giả bài này trên www.danchu.net hay www.conong.com ). Ði từ ảo tưởng khoa học xã hội chủ nghĩa, khoa học lịch sử, những người cộng sản tự cho mình là đi đúng chiều hướng lịch sử, những ai đi ngược lại là phản động, vì vậy họ tự cho phép mình làm bất cứ một điều gì, nhất là khi họ có quyền, ngay cả việc bỏ tù, chém giết không duyên cớ, đày ải không xét xử. Ngày hôm nay những người phản động chính là những ngưới cộng sản, vì họ đi ngược lại ý nguyện, quyền lợi của dân, đi trái đà tiến bộ của nhân loại là đi đến dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.


Chế độ độc tài tòan trị phát xít ít nhấn mạnh đến ý thức hệ, nhưng nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cho rằng giòng giống Aryen của dân tộc Ðức là dân tộc ưu việt, khinh khi mọi giòng giống khác, nhất là dân tộc Do Thái. Theo Hitler và những người phát xít, thì giòng giống Aryen là giòng giống tinh khiết, trong sáng nhất, không có sự pha trộn những giòng giống khác, nên thông minh nhất. Ðây là một quan niệm hoàn tòan phản khoa học. Chỉ tiếc thay là một số dân tộc Ðức và một số trí thức đã nghe theo lời điên cuồng của Hitler, đi đến chỗ giết cả 7 triệu dân Do Thái và gây hấn chiến tranh với ngững quốc gia khác. Quả là một vết nhơ cho lịch sử dân tộc Ðức, mà khi được hỏi, những vị thủ tướng liên tiếp của Ðức như Kohl, Schroeder, rằng có nên quên giai đoạn lịch sử Hitler hay không, thì họ trả lời ngay rằng không nên quên, mà còn phải nhắc lại, để cho con cháu dân tộc Ðức không những không quên, mà còn suy ngẫm, tránh cho lịch sử tương lai không mắc lại những lỗi lầm đáng tủi nhục đó.


Chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít Hitler đều dựa trên những quan niệm sai lầm về khoa học. Không có một nhà khoa học nào chứng minh được rằng có một chủng tộc tinh khiết, không pha trộn, đó là sai lầm của Hitler và những người phát xít. Còn những người cộng sản, bắt đầu từ Marx, tự cho lý thuyết của mình là khoa học, tin rằng có khoa học xã hội, kinh tế, lịch sử.Không ! Không có khoa học chính xác về xã hội, kinh tế, lịch sử, vì chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội chỉ là những khoa học nhân văn, những biến cố của khoa học nhân văn không lập lại giống nhay như khoa học chính xác tón học, vật lý, thiên văn, vì thế , không thể có những định luật cho những khoa học này, mà chỉ có thể có những khuynh hướng, như theo ông Karl Popper, một nhà triết học và phê bình khoa học lớn của thế kỷ 20, những sách của ông đã được những người như thủ tướng Ðức hemut Kohl, Helmut Schmidt làm sásh gối đầu giường và thủ tướng Pháp Edgare Faure lập ra Hội những Người bạn của Popper vào những năm 80. Marx đưa ra như ng đ ị nh luậ t cho kinh tế và lịch sử là sai lầm. ( Xin xem thêm bài Sự Hồ Ðồ của Marx theo K. Popper của tác giả bài này trên http://www.danchu.nethttp://www.conong.com , http://anhduong.com ).


Chúng ta thấy cả 2 chế độ độc tài tòan trị cộng sản và phát xít có những điểm khác nhau ; nhưng cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều tôn thờ lãnh tụ, một bên là Hitler, Mussolini, bên kia là Lénine, Staline, Mao, Hồ, Kim Nhật Thành, Fidel Castro. Cả hai đều dùng bạo lực để đàn áp đối lập và người dân ; lúc đầu thì dùng bạo lực thiểu số như chân tay, bộ hạ cuồng tín để khủng bố đám đông ; sau đó lại dùng đám đông khủng bố lại thiểu số không cùng chánh kiến ; cả hai đều độc quyền bạo lực và truyền thông, không ngần ngại dùng bất cứ phương tiện truyền thông nào, ngay cả vu khống, bôi bác, bóp méo sự thật, lập đi lập lại những điều không có, a dua, vào hùa để bắt nạn nhân phải nhận tội, như hình thức tòa án nhân dân của cộng sản và cả của phát xít Hitler với những người Do Thái. Cả hai chế độ đều khai thác tối đa bản năng thấp hèn, thú vật của con người. Nói như ông Lê xuân Tá, một trí thức, một cán bộ truyên truyền cao cấp của cộng sản Việt Nam, nhưng nay đã nhìn thấy bộ mặt ác ôn, man dại của cộng sản : « Sự ngu muội và thấp hèn thường tự nó không gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực, rồi cấy vào đó chất men ghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỉ nhập tràng. Nó sẽ nhanh chóng ý thức được rằng các đe dọa quyền và lợi của nó lại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh.. Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và trà đạp bằng một sự căm hờn diên cuồng và man rợ… Nhưng may thay, lại chính những thứ độc dược đó đã kết lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận, sơ gan, cổ chướng trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm chế độ này không bị ai đánh mà tự chết. » ( Lê xuân Tá - Diễn Ðàn - số 27 tháng 2/1994 – Paris).

Thật vậy, lịch sử nhân lọai có nhiều trang sử đẫm máu và đau thương ; nhưng không có trang sử nào đẫm áu và đau thương như những trang sử viết nên bởi chế độ độc tài tòan trị phát xít Hitler, Mussolini và chế độ độc tài tòan trị cộng sản. Bảy triệu dân Do Thái chết oan uổng, đau đớn. Ðệ Nhị Thế chiến xẩy ra, lỗi chính là tại Hitler, với số nạn nhân gần 50 triệu người. Từ quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, qua các vụ đánh tư bản mại sản, « Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tạn ngọn ", qua những cuộc cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, số nạn nhạn cộng sản còn lên đến gần 100 triệu người, như những nghiên cứu của những sử gia Pháp Courtois, Margolin và một số người nữa trong Quyển Sách Ðen về Chủ Nghĩa Cộng sản ( Le Livrvre noire du Communisme).

Chính vì vậy mà chế độ độc tài tòan trị phát xít đã cáo chung, chế độ độc tài tòan trị cộng sản đã xụp đổ ở Nga sô và Ðông Âu. Ngày hôm nay chỉ còn lại 4 chế độ cộng sản trong 217 quốc gia trên thế giới. Giới lãnh đạo và một số trí thức hèn hạ hay ngu dốt của những chế độ này cố tình bênh vực những cái gì không thể bên vực đươc, cố tình đi ngược lại quyền lơi của dân và đà tiến bộ của nhân loại, là đi theo chiều hướng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền..

Bất cứ một chế độ độc đoán, độc tài nào, từ cổ chí kim, từ đông qua tây, từ phát xít đến cộng sả, đều dựa trên 2 cột trụ chính : đó là bộ máy quân đội, công an kìm kẹp và bộ máy tuyên truyền, vu khống, bôi bác hay che dấu sự thật. Chỉ cần nhìn vào phần trăm to lớn của ngân sách quốc phong, công an, thông tin tuyên truyến, và phần trăm bé nhỏ mà một chính quyền dành cho y tế, giáo dục, thì chúng ta cũng có thể nói chính quyền đó là một chính quyền độc tài hay không, có lo cho người dân hay không, vì y tế, giáo dục là 2 yếu tố quan trọng của đời sống người dân.

Chúng ta hãy cùng nhau xét bảng sơ lược về tổng sản lượng, vê phần trăm chi tiêu y tế, giáo dục và quân sự của một số quốc gia dưới chế độ độc tài toàn trị như Việt Nam, Căm Bốt, Trung Cộng, Bắc Hàn và một số quốc gia dưới chế độ dân chủ như Thái lan, Nam Hàn, Ðài loan, Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Ðức, Na Uy v.v, để nhìn thấy rõ chế độ nào phục vụ người dân.

QG: A ; B ; C ; D ; E ; F ; G ; H
Việt nam: 80 ; 35 ; 440 ; 2,8% ; 12,32$ ; 1,5% ; 6,6 $ ; 6,76 %
Thái lan : 21 ; 126 ; 2027 ; 5 % ; 101,35$ ; 2,1% ; 42,57$ ; 1,57 %
Ðài loan : 22 ; 442 ; 19625 ; 6,2% ; 1217 $ ; Khg rõ ; - ; 2,24 %
Nam Hàn: 48 ; 477 ; 9849 ; 3,6% ; 355$ ; 2,6% ; 256$ ; 3,11 %
Bắc Hàn: 23 ; 22 ; 959 ; Khg rõ ; - ; 1,9 % ; 18$ ; 8,00%
Lào: 5,5 ; 1,7 ; 305 ; 3,2% ; 10 $ ; 1,7% ; 6$ ; 0,83%
Căm bốt: 12 ; 4 ; 326 ; 2,00% ; 6$ ; 1,7% ; 6$ ; 2,11%
Pháp: 60 ; 1431 ; 24055 ; 5,8% ; 1395$ ; 7,3% ; 1756$ ; 2,18%:
Hoa kỳ: 387,4 ; 10 383 ; 36 128 ; 4,9% ; 1770$ ; 6,2% ; 2240$ ; 3,68%
Trung cộng: 1280 ; 1266 ; 989 ; 2,2% ; 22$ ; 2,0% ; 20$ ; 1,72%
Ðức: 82,4 ; 1984 ; 24 079 ; 4,5% ; 1 083 ; 8,1% ; 1 950$ ; 1,14%
Anh: 59 ; 1566 ; 26 457 ; 4,4% ; 1 164 ; 6,3% ; 1 667$ ; 2,58%
Na Uy: 4,5 ; 190 ; 42 328 ; 6,8% ; 2 878$ ; 6,8% ; 2 878$ ; 2,19%

(bảng so sánh)

( Những con số trên lấy từ quyển sách « l’Année stratégique 2005 sous la direction de Pascal Boniface » – Nhà xuất bản Armand Colin – Paris. Có một số con số được làm tròn, để dễ nhớ . Riêng về phân Tiền hàng năm tính theo đầu người về y tế và giáo dục là do tác giả bài này thêm vào.)

Chúng ta chỉ cần nhìn vào bảng số trên, bắt đầu bằng chi tiêu về y tế. chế độ độc tài cộng sản Việt Nam chi tiêu về y tế cho người dân thấp nhất không những so với những nước trong vùng mà có thể nói so với thế giới. Về tỷ lệ, cộng sản Việt Nam để ra 1,5% TSL quốc gia cho y tế, thua cả Lào và Căm Bốt là 1,7%, trong khi đó những chế độ dân chủ họ bỏ ra tỷ lệ cao về y tế, Thái lan là 2,1% ; Nam Hàn là 2,6% ; Hoa Kỳ là 6,2%, Anh là 6,3%, Ðức là 8,1%. Chi tiêu y tế tính theo đầu người hàng nam, Cong sản Viet Nam bỏ ra là 6,6$ ; Na Uy là 2878$ ; Anh là 1667$ ; Hoa Kỳ là 2240$.

Về giáo dục, chế độ độc tài cộng sản Việt Nam cũng là một trong những nước đứng cuối sổ. Việt Nam bỏ ra 2,8% TSL quốc gia cho giáo dục ; Na Uy là 6,8% ; Hoa Kỳ là 4 ,9% ; Pháp là 5,8%, chi tiêu tính theo đầu người hàng năm về giáo dục, thì Việt Nam là 12,32$ ; Na Uy là 2878$ ; Pháp 1395$ ; Hoa Kỳ là 1770$ ; ngay cả Thái lan cũng là hơn 100$ ; Nam Hàn là 355$ ; Ðài loan 1217$.

Ở trong bảng không có những con số chi tiêu về bảo vệ môi trưòng, nhưng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam chỉ bỏ ra 0,10% TSL quốc gia về môi trường, trong khi những nước trên thế giới họ bỏ ra ít nhất là 1% hay 2 hoặc 3%, gấp tứ 10 dến 30 lần.

Một dân tộc thở khi không khí ô nhiễm, y tế thiếu thốn, ăn uống thiếu dinh dưỡng, nên hơn 40% dân Việ Nam bị nhiễm bệnh lao, như chính Giám Ðốc cơ quan bài chống lao của Việt Nam tuyên bố trong kỳ Hội Nghị Quốc Tế bài chống lao họp ở Hà Nội vào đầu năm 2003.

Về quốc phòng hay nói khác đi là cơ quan quân đội, công an đàn áp dân, Bắc Hàn đứng đầu với tỷ lệ là 8% TSL quốc gia, Việt Nam đứng thứ nhì với 6,76% ; trong khi những nước dân chủ khác như Na Uy với 2,19% ; Ðức với 1,14%.

Những con số trên còn phản bác lại tất cả những luận cứ của một số trí thức cộng sản, hoặc vì ngu dốt, hoặc vì hèn hạ, bảo rằng cần cải tổ kinh tế trước, rồi cải tổ chính trị sau. Ðây cũng là luận điệu của một số ngưòi trong đó có cả những vị đã là thủ tướng, phó tổng thống dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa. Hỏi rằng, dưới chế độ độc tài cộng sản, dân không có sức khỏe, giáo dục thấp kém, vì giới lãnh đạo không lo cho người dân, làm sao mà có phát triển kinh tế như các nuớc dân chủ khác.

Không cần phải đi vào nghiên cứu, chỉ cần nhìn ở Việt nam, tình trạng trường sở đổ nát, giáo viên, giáo sư với đồng lương chết đói, nhà thương dơ bẩn, bác sĩ phần lớn không có lương tâm, dân phần lớn khi bệnh không dám đi bác sĩ, nhất là vào nhà thương, thì câu trả lời đã quá rõ ràng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm, vô lương tri, đến bất cứ từ khuynh hướng chính trị nào, mới bênh vực chế độ độc tài cộng sản hiện giờ.


Thật vậy, chế độ độc tài tòan trị cộng sản không những đã gây ra bao nhiêu đau thương cho nhân loại với cả trăm triệu người là nạn nhân của nó, mà còn tiếp tục ở một vài nước cộng sản còn lại trong đó có Việt Nam. Ðiều này ai cũng nhìn thấy, ngay cả những người cựu cộng sản.. Ông Robert Hue, cựu Thư Ký Thứ Nhất Ðảng Cộng sản Pháp, trong quyển « Communisme : la grande Mutation » cũng viết : » Chủ nghĩa Staline, đầu tiên và chắc chắn là một đại thảm họa cho con người : hàng triệu nạn nhân, những trại tập trung khủng khiếp, tính chất quái đản của những vụ xử kiện, quả thật là một chế độ giết ngườỉ ( Robert Hue - Communisme : la grande Mutation – trang 97- nhà xuất bản Stock – Paris). Ông Walter Veltroni, lãnh đạo đảng Dân chủ Xa hội Ý : « Chúng ta đã đặt ngang hàng chủ nghĩa Staline với chủ nghĩa phát xít Hitler, đặt ngang hàng trại tập trung cải tạo với lò giết người Auschwitz. Tôi thiết tưởng không còn cách nào nói thẳng thắn và rõ ràng hơn về 2 chế độ độc tài giết người đó " (Ðại hội Ðảng Dân chủ Xã hội Ý tháng 2 năm 1998).



Không còn chối cãi là thế kỷ 20 vừa qua, hai chế độ độc tài hữu phát xít và tả cộng sản đều gieo rắc tai họa, làm khổ người dân, nói chi đến phục vụ họ. Chế độ độc tài phát xít Hitler, Mussolini không còn nữa. Chế độ độc tài cộng sản đã sụp đổ ở Liên Sô và Ðông Âu, chỉ còn lại 4 nước, trong đó có Việt Nam. Dân Việt hãy cố gắng, kiên trì đấu tranh để giải thể chế độ độc tài tòan trị này, để xây dựng một chế độ dân chủ, trong đó một quyền căn bản của con người được tôn trọng, như đã đươc ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chỉ như vậy đất nước mơi có thể phát triển và theo kịp các nước chung quanh.

Paris ngày 2/01/2005

Trực ngôn Chu chi Nam

A= Dân số (triệu); B= Tổng sản lượng(TSL) (Theo tỷ $usd)
C= Sản lượng đầu người ( $) ; D= Phần trăm ngân sách giáo dục theo TSL
E= Tiền hàng năm cho giáo dục tính theo đầu người; F= Phần trăm ngân sách y tế theo TSL
G= Tiền hàng năm cho y tế theo đầu người; H = Phần trăm ngân sách quốc phòng theo TSL

nguon: GDP table
-----
Ghi chú:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, chẳng hạn, than rằng Việt Nam chỉ chi khoảng ba (3) Mỹ kim một tháng cho nền giáo dục những công dân son trẻ của mình. (3 Mỹ kim cho một học sinh trong một tháng? Bài báo không giải thích thêm! Theo Tân Hoa Xã 8/5/2006, ngân sách năm 2007 Hà Nội giành giáo dục thanh thiếu niên (1-18) là 35,5 USD/đầu người vùng thành thị, 41,8 USD/đầu người vùng đồng bằng và 51,4 USD/đầu người vùng miền núi – DCV).

- Hệ thống y tế ở Việt Nam, theo ghi nhận của Reuters, chỉ chiếm 1.45% trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP) $60 tỉ USD, tính theo thống kê năm 2006. Con số của năm 2005 là chiếm 1.48% của GDP.
(nguoi viet 4/2007)

Kinh tế:
- khoảng trước năm 1975:
* GDP/người/năm: của miền Nam VN hơn Đai Loan, Nam Hàn

. Tổng sản lượng Nam Han : 53 $usd / người/năm
. Tổng sản lượng Dai Loan: 55 $usd / người/năm
. Tổng sản lượng Nam VN : 83 $usd / người/năm

- năm 2006:
. Tổng sản lượng Nam Han : 18 000 $usd / người/năm
992 tỉ $usd / quốc gia / năm, với dân số là hơn 45 trieu người

. Tổng sản lượng Dai Loan: 16 000 $usd / người/năm

. Tổng sản lượng Nam VN : 790 $usd / người/năm
67 tỉ $usd / quốc gia / năm, voi dan so la 84 trieu nguoi
----
- NHAT BAN CHI CAN 20 NAM SAU CUOC CHIEN (1945-1965)DA PHAT TRIEN DDUOC DAT NUOC. NHUNG NGUOI NGU XUAN KHONG BAO GIO DAM NHIN NHAN LA MINH NGU. NHAT BAN LANH 2 QUA BOM NGUYEN TU MA CHI CAN 20 NAM DDA PHUC HOI. CONG SAN DDA LA`M HO?NG DDAT NUOC VIETNAM

* GDP/nguoi/nam và tăng trưởng: cua mien Nam VN hon Dai Loan, Nam Han
- trước năm 1975:
Tong san luong Nam Han : 53 $usd / nguoi/năm
Tong san luong Dai Loan: 55 $usd / nguoi/năm
Tong san luong Nam VN : 83 $usd / nguoi/năm

Theo courrier international (Fr) 2007, với những con số của cuối 2005, đầu 2006:
- năm 2005-2006:
Nam Hàn:
Tổng sản lượng Nam Hàn: 992 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng Nam Hàn : 20240 usd $ người/năm
dân số : 49,0 triệu

Thái:
Tổng sản lượng : 227 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 3420 usd $ người/năm
dân số : 66,5 triệu

Singapour:
Tổng sản lượng : 149 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 32030 usd $ người/năm
dân số : 4,4 triệu

Đài Loan:
Tổng sản lượng Dai Loan: 16 000 $usd / nguoi/nam

Nhật:
Tổng sản lượng : 5290 tỉ usd $ quốc gia/năm

Đức :
Tổng sản lượng : 3280 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 39710 usd $ người/năm

Anh:
TSL quốc gia hàng năm là 2570 tỉ $usd

Pháp:
TSL quốc gia hàng năm là 2520 tỉ $usd

Mỹ:
Tổng sản lượng Mỹ : 13080 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng Mỹ : 46280 usd $ người/năm
dân số : 302,1 triệu

Tàu:
TSL quốc gia hàng năm là 3010 tỉ $usd

Nga: (thấp hơn)

VN:
Tổng sản lượng VN: 67 tỉ usd $ quốc gia/năm
(trong đây phải tính: Việt kiều gởi về 5 tỉ $usd/năm chính thức, không kể chui; lao động ngoại quốc gởi về 1,5 tí $usd/năm; bán dầu 1,5 tỉ $usd/năm; quốc tế viện trợ 1,2 tỉ $usd/năm; ...)
Tổng sản lượng VN: 790 usd $ người/năm (đây là tính đổ đồng đầu người, thực chất là khoảng cách giàu nghèo rất chênh lệch gưữa thành thị và nông thôn, giữa cán bộ cs và dân)
dân số : 85,3 triệu

VN cần 197 năm để đuổi kịp Singapour; 150 năm kịp Nam Hàn; 25 năm kịp Thái

TSL: Thứ nhất là : Mỹ; 2 là Nhật, Ba là Đức, 4 là Tàu 3010 tỉ; 5 là Anh, 6 là Pháp


----
bcx: lích sử 0704
Ðánh Giá Di Sản Ông Hồ Chí Minh Qua Hiện Tình Ðất Nước

* Gom tất cả những trang web chánh trên đây

Gom những trang web liên quan:

Học tiếng - viết tiếng việt có dấu - tự điển
30/4/75 : các tướng lĩnh VNCH tuẫn tiết

1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

--------------------------------------------------------

- 00- Tuổi trẻ đi tìm - bầu cử
- 00- Tuổi trẻ đi tìm Tự do - lịch sử

- Thời sự Tài liệu Nghiên cứu học hỏi (tdnlol)
- http://phanchautrinhdanang.com/
- 03- Đại học cứu nước
- http://lichsuviet.cjb.net/
- http://www.motgoctroi.com/ lịch sử cận đại
- Hứa Hoành : viết về giai đoạn lịch sử 1945-54-75
- http://www.saigonbao.com/TVN-LS.htm
- 30 năm chiến tranh VN
http://www.radiofrance.fr/rf/documentation/dossiers/liens/?rid=115000059&arch=1
- ! Biểu tượng hình ... lịch sử khó quên (5/2007)
- Nói về HCM (audio)

- Kinh nghiệm hòa giải hòa hơp với csvn 1973-75
- 30 THÁNG 4, BA MƯƠI HAI NĂM SAU LOẠT BÀI CỦA VIỆN BẢO TÀNG VIỆT NAM SAN JOSE PHỔ BIẾN
- Việt Nam Cộng Hoà 1975, Nguyên Nhân Sụp Đổ.
- Tứ đại chuyển biến
- VÌ SAO LIÊN SÔ SỤP ĐỔ
- Kiến trúc khu vực Ðông Á: những phối trí an ninh và kinh tế mới và chính sách của Hoa Kỳ
- NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ - LVX
- 30 năm sau: kẻ “chiến thắng” xin qui hàng
- Ba Mươi Tháng Tư Và Những Chặng Đường Dân Chủ
- 03- Viện nghiên cứu Việt Nho - ĐNA

--------------------------------------------------------
1-
1.[z-qhx: theo tiết mục]

00- * Khoi 8406: tuyen ngon dan chu cho VN - CSDCHB
00- báo cáo Nhân quyền - Tôn giáo
00- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
00- Human Rights Watch - Vietnam
00- The World Clock - Time Zones
00- Video Multimedia tong quat
00-Audio Hội luận - thời sự
00-bảng xếp hạng thành tích thật của csvn !
01- * Những luật, nghị định, nghị quyết cs
01- Google - blogger search news
01- Tren 200 links
01- Yahoo news European Union
02- Website Các Tôn giáo
03- Lịch sử và ý nghĩa những cuộc chiến ở VN
03- Tài liệu lịch sử và thư gởi từ Đông Kinh
03- Xóa thần tượng bịp bợm HCM
10- LinksWeb tổng quát của trang Web
11- * Vụ án Lm NV Lý
11- LinksWeb tự do dân chủ nhân quyền
11- News Báo chí - Radio - TV - Tài liệu
11- Tin tức - Đấu tranh Tự do dân chủ NQ cho VN
12- Hiến pháp và công ước quốc tế
13- Cncs - Lịch sử - HCM - VC - Tội ác
13- HV: Sự thật - Thủ đoạn - Tội ác cs - NQ1481UE -z-qhx
13- Tìm hiểu bản chất cncs, đcsvn độc tài toàn trị
13- Vd: Sự giả dối, bịa đặt, vu cáo của csvn
14- Chiến tranh - bản chất - mục đích : di sản
14- Quan hệ Trung - Việt - Mỹ - UE
15- Viet hoc
15- Văn hóa - Học tiếng - Tự điển
16- Vượt tường lửa - IP
17- kinh tế - phát triển biện chứng
18- ý kiến người dân v/v cứu nguy Tổ quốc
19- Các đảng phái chính trị
19- Tôn giáo
19- Địa chỉ Cơ quan - Tổ chức - ĐSQ
31- Saigonbao links
31- Vietnam 4 all net
50- Viet Net Links (web)
50- Weblinks QLVNCH
88- Search blogger - news google
90-[Home:z-qhx]
91- những tiết mục khác TdDcNq
95- Vietnamwatch movie
95- VNTuonglai blog
95- http://360.yahoo.com/TGNN169 sv NTT
99- Webblogs khắp nơi

---
2-
00- * Khoi 8406: tuyen ngon dan chu cho VN - CSDCHB
00- Báo cáo Nhân quyền - Tôn giáo
00- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
00-Weblinks Tong quat td dc
01- Google News
01- Google-blogger search
01- yahoo news UE
02- FreeFax via Internet
02- Hiến pháp và Công ước quốc tế
02- HV: Thu doan - Toi ac csvn
02- Những Thủ đoạn của csvn đ/v tôn giáo
03- Tài liệu và thư gởi từ Đông Kinh
30- Công lý, đài tưởng niệm nạn nhân cs
35- 9binh luận về cs
40- * Saigonbao
40- Radio AFP
40- Radio Chân trời mới
40- Radio reuters
40- Radio RFA
40- Radio RFA 1
40- radio Tiếng nước tôi
40- Radio VOA
40- Radio úc châu
50- Mao, cuộc đời chính trị và tình dục
50- Vietnam human rights Nhân quyền
50- Xóa thần tượng bịp bợm HCM
50- Ủy ban nhân quyền VN
55- Chiến lược biển Đông
55- Hải chiến Hoàng Sa -VH San
55- Lược sử - VH San
55- San Vũ
55- Vịnh Bắc Việt
60- Anh duong
60- Chinh nghia - Ha si Phu
60- Diễn đàn dân chủ
60- Diễn đàn người Viet quốc gia
60- Diễn đàn Sao trắng
60- Dân chủ 2006
60- Dân lên tiếng
60- Dân Việt (au)
60- http://www.thienlybuutoa.org/Misc/Index-NR.htm
60- Dân Việt : hội luận - tin tức đấu tranh
60- Hướng dương (au)
60- Hội nghị Diên hồng
60- Hội đồng VN bảo toàn đất tổ
60- KBC Cộng đồng hải ngoại
60- Liên minh Vietnam tự do
60- Lương tâm Công giáo
60- Lực lượng quốc dân VN
60- Nam Úc tuần báo
60- Người Việt
60- Phong trào dân chủ VN
60- Quê hương VN tôi
60- Quê mẹ - GHPGVNTN
60- Saigon for Saigon
60- Take2tango
60- Talawas thảo luận
60- Thien ly buu toa
60- http://www.xuquang.com/links/lichsu/30475-tgp.html
60- Thong tin Berlin
60- Thông tin Berlin
60- Thời đại mới
60- Tin Paris
60- Tiếng dân kêu
60- Tiếng nói thanh niên
60- Tiếng nói Tự do Dân chủ cho VN
60- tài liệu về lịch sử cận đại documentop
60- Tạp chí ngôn luận
60- Tự do ngôn luận online
60- Tự do thông tin ngôn luận
60- Viet daily
60- Viet democracy network
60- Viet Norway
60- Vietbao
60- Vietland
60- Vietnam review
60- Vietnam TV online
60- VN Exodus
60- Y kien
60- Đàn Chim Viet
60- Đối thoại
70- Blog Tương lai
70- Blog yahoo VN ìnfos
70- Cong ly - H Viet
70- Hữu Hải, cán bộ cs
70- Su that - H Viet
70- Toi ac cs - H Viet
70- Tran khai thanh Thuy
70- Tran Trung Đạo
70- Vietnamwatch movie
90- Hiến pháp và bầu cử
90- Quốc hội csvn đảng cử dân bầu ra sao ?
91- Những tiết mục khác Td Dc Nq
99- Webblogs khắp nơi
---
3-
00- Google search - Blogger search
00-The World Clock - Time Zones
00-Weblinks Tong quat
01- * Khoi 8406: tuyen ngon dan chu cho VN - CSDCHB
01- Audio Hội luận - Pv CSDCHB ở trong nước
01- báo cáo Nhân quyền - Tôn giáo
01- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
01- Lời kêu gọi của Liên Minh DCNQ VN 3/2007
01- sách Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn - gs NNH
01- Tẩy chay bầu cử QH cs 20/5/07
01- VietForum
01- Vietforum tiếng Việt
02- Hiến pháp và Công ước quốc tế
02- Qũy quốc gia hổ trợ dân chủ
02- Thủ đoạn, tội ác cs
02- Tài liệu Nhân quyền, Công ước quốc tế
03- Audio Hoi luan voi cha NV Ly 2006
03- Audio hoi luan voi NKToan va ls LeThiCongNhan qua vu csvn dan ap cha Ly ...
03-Phỏng vấn Lm NV Lý 2006
03-Sơ lược tiểu sử Lm Nguyễn Văn Lý
04- Dân chủ - thongtin Berlin
10- Hồn Việt UK
10- Những thủ đoạn cs đối với tôn giáo ...
10- Xóa thần tượng bịp bợm HCM
20- 30/4 quốc hận, 60 năm Tố cáo tội ác của hcm và VC
20- HCM nhà vô địch trong bộ môn nói láo !!
30- Hiến pháp và bầu cử - BT
50- Ban công tác người Hoa ở VN
60- Nguyên nhân tham nhũng
70- Vietnamwatch movie
70- Vpac Usa
80- Hệ thống giáo duc Châu Au
80- Quốc Hội csvn
80- Sơ đồ Hành chính VN
80- Sơ đồ Hội đồng Mục Vụ Lavang
90- Thủ đoạn gọi là hủy bỏ NĐ31CP của vc
91- Những tiết mục khác Td Dc Nq
---
4-

00- Google search - Blogger search
00-WebLinks Tong quat td dan chu
01- Thủ đoạn, tội ác cs
02- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
02- Hiến pháp và Công ước quốc tế
02- Human Rights Watch - Vietnam
02- VC đập phá tượng Đức mẹ sầu bi ở Ninh Bình
03- * Chiến tranh VN: bản chất và mục đích
03- * Lich su - y nghia nhung cuoc chien o VN
03- Sao không công khai hóa bộ bản đồ HĐ bán nước ?
05- Vượt tường lửa - Đọc IP
10- cs nói một đường làm một nẻo
10- HCM, VC là thừa sai của Trung cộng
40- Chinh nghia - Ha Si Phu ...
40- Hà Sĩ Phu
50- 30/4 Quốc hận, 60 năm tố cáo tội ác VC
50- Cuộc đời của Mao - Tran Trung Đạo
50- goken Cao Đài
50- Huyền thoại HCM (au)
50- Hưng Việt tài liệu
50- Hồn Việt UK
50- Hội nghị Diên hồng
50- Lực lượng quốc dân VN
50- Me Viet Nam - lich su
50- Nationalist forum - D Đ NVQG
50- Nghiên cứu lịch sử - CCN
50- sách Dân tộc sinh tồn - gs NN Huy
50- Thiên lý bửu tọa tài liệu
50- Tiếng nói tự do dân chủ
50- Tài liệu lịch sử VN - documentop
50- Tài liệu nghiên cứu tham khảo Lamsonuk
50- Tài liệu quốc hận
50- Viet hoc
50- Viet Net Links (web)
50- Viet Net links tài liệu
50- Viet Studies
50- Hợp lưu: tập san văn học lịch sử
50- Vietamericanvets
50- Vietnam vassar edu lich su
50- VN infos AFVE
50- Xóa thần tượng HCM
60- Tài liệu về VC "chiến thắng" 1975
70- Vietnamwatch movie
80- Bản Báo Cáo 2006 của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế
90- Tiên cảnh, nghệ thuật sống
91- Những tiết mục khác Td Dc Nq
99- Webblogs khắp nơi

---
5-
00- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
00-WebLinks tong quat td dan chu
02- Tội ác cncs, HCM (audio-video)
03- HCM nhà vô địch trong bộ môn nói láo !
03- Thủ đoạn, tội ác cs
03- Xóa thần tượng HCM
49- Tội ác cộng sản
50- Ban công tác người Hoa ở VN
50- Hồn Việt UK
50- Thư viện lịch sử - vietnetlinks
50- Tội ác cộng sản (tripod)
50- Tội ác cộng sản (web)
70- blog tiếng nói thanh niên ?!
70- Tập hợp thanh niên dân chủ VN !?
90- Google search - Bloggs search
---
6-
00- danh bạ, địa chỉ, e-mails cần thiết (ĐSQ, dân biểu,...)
00-WebLinks tong quat td dan chu
02- Whois
50- Saigonbao links
50- VN Quehuongtoi links
50- Weblinks ...

---
7-

00-Weblinks Tong quat td dan chu
01- Video Audio multimedia tong quat
02- sách Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn - gs NNHuy
---
8-
00-Weblinks Tong quat td dan chu
01- Google search - blogger search
01- Tren 200 links
01- Yahoo search UE
02- Thời sự VN - Thế giới
03- Chiến tranh VN: bản chất và mục đích
03- Tài liệu và thư gởi từ Đông Kinh
04- Reporters Sans Frontières
05- Hiến pháp và bầu cử
05- Hiến pháp và Công ước quốc tế
06- Lịch sử - hcm - csvn - tội ác
06- Thủ đoạn, tội ác cs
06- Xóa thần tượng bịp bợm HCM
10- Danh sách các dân biểu Pháp
11- Vượt tường lửa - đọc IP
30- Tin thế giới v/v VC vi phạm Nhân quyền
50- Biệt động quân
50- Bí ẩn v/v hải quân TQ bắn giết ngư dân VN
50- Chiến lược biển đông
50- Chiến tranh chính trị Đà Lạt
50- Gia đình hải quân
50- Hiệp hội dân chủ và phát triển
50- Hải quân Cửu Long
50- Hải quân links
50- Hải quân VNCH
50- http://ngothelinh.tripod.com/
50- Hải sử
50- KBC hải ngoại
50- KBC Thủ Đức
50- Lực lượng quốc dân VN
50- Thủy quân lục chiến
50- Tiếng nói quân nhân cán chính VNCH
50- Tổng hội hải quân và hàng hải
50- VN infos AFVE
50- http://www.geocities.com/ttqlvnch/muontimhieungayql.htm
50- Vũ Hữu San hải quân
60- Tiếng nói tự do dân chủ cho VN
60- VNCH các bài viết
50- Cộng đồng VN com
60- việt nam - chiến tranh và lịch sử, 1954-75
60- http://www.bancutruongxua.com/hoiccsreseda.html
70- Weblinks QLVNCH
70- Thế giới sống
70- Tủ sách Viet Thuong

90- Quốc hội VN: đảng cử dân bầu ra sao ??

---
9-
00- 9INDEX td dcnq
00- Mục lục TD Dc Nq
01- * Những luật, nghị định, nghị quyết cs
01- Thắp sáng niềm tin cho Công lý ngày 30/3/2007: vụ án bỉ ổi
01- WebLinks qhx Tổng quát
02- * Saigonbao
02- Audio Hội luận - Thời sự - Video td dc
02- EU NQ1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại
02- Google search - Blogger search
02- Yahoo news European Union
03- Human Rights Watch - Vietnam
03- Tài liệu Nhân quyền, Công ước quốc tế
03- Tài liệu và thư gởi từ Đông Kinh
03- Vietnam Human Rights Journal
03- Ủy ban Nhân quyền VN
04- Các website Tôn giáo
04- Hiến pháp và Công ước quốc tế
05- Vượt tường lửa - Đọc IP
06- Huyền thoại HCM (au)
06- Những thủ đoạn của cs đ/v Tôn giáo
06- Thủ đoạn, tội ác cs
06- Tư tưởng, đạo đức HCM có gì để học ???
06- Xóa thần tượng bịp bợm HCM
20- Tài liệu về Tự do Dân chủ Nhân quyền
20- VietForum (en)
20- Vietforum VN tiếng Việt
25- HCM là nhà vô địch nói láo
30- Chế độ hèn hạ, vô đạo, bất nhân
30- VC đập phá tượngĐức mẹ sầu bi ở Ninh Bình 2007
50- 30/4 Tài liệu Tố cáo 60 năm tội ác csvn
50- Catholic links bài viết hay
50- Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo hải ngoại
50- Hội nghi Diên hồng
50- Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo VN
50- Lmvntd tài liệu liên quan Lm NV Lý
50- Lương tâm Công giáo
50- Phật giáo Hòa Hảo
50- Quê mẹ - GHPGVNTN
50- Sách nghiên cứu Dân tộc sinh tồn - gs NN Huy
50- Sự thật - lịch sử - đấu tranh (Hungviet)
50- Thời đại mới
50- Tiếng nói tự do dân chủ cho VN
50- Tự do tôn giáo hay là chết
50- Viet Nam đi tới (web)
60- Phong trào dân chủ trong nước chính thức được thành lập 2002
60- Vận động dân chủ cho VN - Ykien
70- Vietnamwatch movie
70- yahoo blog tutuongVN
70- yahoo blog VNtuonglai
80- Representative Frank R. Wolf (R-VA 10th)
90- * Chiến tranh VN: bản chất và mục đích
90- * Tẩy chay bầu cử gian dối cs
90- * Vụ án Lm NV Lý
90- Bản Báo Cáo 2006 của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế
90- Con người trong thời đại cộng sản
90- Hiến pháp và bầu cử cs - BT
90- Quốc hội csVN: đảng cử dân bầu ra sao ?
90- Thủ đoạn gọi là hủy bỏ NĐ31CP của VC
---
* WEBLINKS TONG QUAT
10- muathu : tin tức hải ngoại, bài thuốc ...

-------------------------------------------------------------------------
- Lời phân trần của tướng Dương văn Minh về ngày 30 tháng 4 năm 1975
- 30 THÁNG 4, BA MƯƠI HAI NĂM SAU LOẠT BÀI CỦA VIỆN BẢO TÀNG VIỆT NAM SAN JOSE PHỔ BIẾN
- Tưởng niệm Trần Văn Hương nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo
Làm tướng giữ thành, thành mất, tuẫn tiết theo thành, ngày xưa có Tổng đốc Hoàng Diệu (1828 - 1882), Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873). ...
- Quốc Hận 30-4-2006, viết lại nỗi bất hạnh của QLVNCH #2 - (Hồ Đinh)
- Tết Đoan Ngọ cũng là ngày Quân Lực 19-6 Kính nhớ những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc - (Hồ Đinh)
- Quốc Hận 30-4-2006, viết lại nỗi bất hạnh của QLVNCH - (Hồ Đinh)===================================================
- 30/4/75 : các tướng lĩnh VNCH tuẫn tiết
- Lời phân trần của tướng Dương văn Minh về ngày 30 ...
- 30 THÁNG 4, BA MƯƠI HAI NĂM SAU LOẠT BÀI CỦA VIỆN ...

- Thư cho con ... Gorbachev đã không ngần ngại nói
- BORIS YELTSIN: HÃY THA THỨ CHO TÔI!
- Nga: Những người CS: các anh hãy là con người!
- Di sản của cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin? rfa
- Di sản để lại cho nước Nga của cựu tổng thống Yelt...
- Boris Yeltsin, Người giải thể Liên Xô qua đời
=================
CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG THẾ CHIẾN THỨ 2: 1939-...
Chiến tranh Triều Tiên: Kỷ niệm 50 năm hiệp định đ...
Oan Hồn Trên Xứ Huế

South Vietnam's Right of Self Defense
President's Nixon's Report On Vietnam
"Peace With Honor": Radio-television broadcast, Pr...
Letter from President Nixon to President Nguyen Va...

Thuyền Nhân VN sau tháng tư đen 30/4/75
Nước Ðức và ngày 30.04
Nghĩ về ngày 30 tháng 4 : csvn, cs anh em ... chiế...
Tiến Sĩ Linda Trinh Võ: “Quên sự kiện 30 Tháng Tư ...
Vài nét về lịch sử cận đại VN

Cộng Sản Việt Nam từ chiến thắng Tháng Tư 1975 tới...
================================================
- DOC]
Le VIETNAM - Une Étude De Pays
Format de fichier: Microsoft Word - Version HTMLModèles Traditionnels · Société dans la période 1954-75 · Le Vietnam Du nord · Le Vietnam Du sud · Le Vietnam après 1975 ... doc-aea.aide-et-action.org/data/admin/le_vietnam_au_microscope.doc

================================================
TRUYEN - BUT KY - LICH SU Online:

* TRUYEN - BUT KY - LICH SU Online