1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

samedi 17 mars 2007

Giấc mộng đi Mỹ, một phương thức lừa đảo xuất khẩu lao động

Giấc mộng đi Mỹ, một phương thức lừa đảo xuất khẩu lao động
2007.03.17
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Gần đây, báo chí trong nước mới đưa thêm tin về những vụ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hoa Kỳ. Hàng chục gia đình đã lo chạy vạy kiếm tiền cho con em làm thủ tục với hy vọng là được sang Mỹ làm việc với đồng lương khá giả, nghe nói được lãnh vài ngàn đô la một tháng. Nhiều người đã mất tiền khiến cuộc sống càng khốn khổ hơn.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Một công nhân từ nông thôn ra thành phố làm việc. AFP PHOTO
Giấc mơ lao động Mỹ rộ lên và lan nhanh trong thành phần nghèo, chật vật, kiếm ăn gay go qua ngày, trong khi các cấp chánh quyền xã, quận, huyện nói không hay biết gì và cũng chưa nhận chứng thực hồ sơ lý lịch cho ai muốn xin đi Mỹ lao động.

Trước đây tại Việt Nam đã có nhiều tin chính thức của Nhà nước nói rằng, hai công ty môi giới được phép tuyển dụng nhân công sang Mỹ làm việc tại những nông trại với đồng lương hấp dẫn có thể lên tới trên dưới 5 ngàn đô la một tháng.

Công nhân không cần trình độ chuyên môn hay thông thạo tiếng Anh vì trong cả nhóm chỉ cần một người thông dịch. Tuy nhiên ứng viên cần phải ký quỹ số tiền 15 ngàn đô la và được chánh quyền chứng nhận về hạnh kiểm và hộ tịch.
Lừa bịp
Sau khi tin về xuất khẩu lao động được phổ biến trong và ngoài nước, đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ đoan chắc rằng chuyện này là lừa bịp, làm tiền trắng trợn những người nhẹ dạ, thiếu suy xét.

Đầu tháng 2, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo khẳng định, chánh phủ Hoa Kỳ và Việt Nam chưa ký bất kỳ một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động sang Mỹ.

Mặt khác, phía Hoa Kỳ cũng không hề làm việc với bất cứ tổ chức môi giới hay xuất khẩu lao động nào tại Việt Nnam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người một và giải quyết từng hồ sơ. Ngoài lệ phí làm visa, nhiệm sở ngoại giao Mỹ sẽ không thu bất cứ thứ tiền nào khác.

Hơn nữa quy trình để một người lao động nước ngoái sang Mỹ làm việc khá phức tạp về mặt thủ tục pháp lý. Chủ nhân xí nghiệp cần tuyển người phải chứng minh với bộ Lao Động Mỹ là họ không thể tìm được người có cùng khả năng như vậy trên đất Mỹ, thông cáo tuyển người phải được đăng báo nhiều lần trong cả nước.
Sau đó, chủ nhân công ty hay hãng xưỡng đó mới xin bộ Lao Động cho phép mình xin nhập khẩu lao động từ nước ngoài.

Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng xác nhận rằng không có chuỵên người đi lao động trở thành thường trú nhân, được cấp “thẻ xanh” vì việc đi lao động với quy chế thường trú nhân không có quan hệ gì với nhau.

Ngoài ra, nếu nói về nhu cầu lao động sơ cấp thì thị trường Hoa Kỳ có sẵn lực luợng nhân công rất dồi dào, hay dư thừa đến từ các quốc gia Trung va Nam Mỹ. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn, hoặc hàng triệu người thuộc thành phần này là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp đối với chánh phủ Hoa Kỳ.
Cần phải cẩn thận

Để tránh những trường hợp bị lường gạt, ông Jack King, một chuyên gia tư pháp của Mỹ khuyến cáo các lao động Việt Nam:
“Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe đến chuyện sang Mỹ làm việc cần phải xác minh, nhất là không nên nghe những lời hứa hẹn sẽ được trả lương cao, và quý vị sẽ được định cư tại Hoa Kỳ, hay trở thành công dân Mỹ, bởi vì với dịên visa H2A, thì chuỵên đó rất khó xảy ra”

Ghi nhận ý kiến một số người trong nước về xuất khẩu lao động qua Mỹ, trong câu chuỵên với phóng viên đài chúng tôi, bà Hiền cho biết, những người dễ bị rơi vào bẩy thường là nghèo khó hay sống ở nông thôn, dân thị thành thì không thể moi tiền họ đâu.
Ông Phú thì cho hay, các thương gia người nước ngoài cũng tới Việt Nam lừa đảo những lao động mong muốn đi xứ khác kiếm ăn với đồng lương hấp dẫn. Ông kể là có lắm người được ký hợp đồng, được huấn luyện tay nghề, sẵn sàng xuất cảnh, nhưng cuối cùng tòan là mánh lới xảo trá của kẻ gian ác.

Cũng có người biết sống an phận, kiếm ăn qua ngày và vui với đời sống hiện tại, như chị Thành ở Đồng Nai.

Những ai quan tâm đến việc xin sang Mỹ làm việc thì cần phối kiểm rõ ràng, xác minh kỹ lưỡng trước khi quyết định chi món tiền khổng lồ cho các tay môi giới, lái buôn.
Địa chỉ liên lạc với văn phòng đại diện di trú, tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon là ở đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Xin chúc quý vị may mắn.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Cộng đồng người Việt tại Đức tổ chức buổi cầu nguyện cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam
Sự thật đau lòng về viễn tượng sang lao động tại Hoa Kỳ
Tai nạn lao động tại Việt Nam tăng cao đến mức báo động
Nhà Dục Anh, Cô Nhi Viện có tuổi đời cao nhất ở Bùi Chu, Bắc Việt
Tường trình Hội Chợ Tết năm Đinh Hợi tại California
Người Việt ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Người Việt ở Pháp đón mừng năm mới
Triển vọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Một người Mỹ gốc Việt được bổ nhiệm chức Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

-------------------------------------------------------------------
Sự thật đau lòng về viễn tượng sang lao động tại Hoa Kỳ
2007.03.05
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Việt Nam chuẩn bị gửi công nhân sang lao động tại Hoa kỳ và một số công ty môi giới đã quảng cáo về chương trình này. Trong số báo New York Times ra ngày 28 tháng 2, ký giả Steven Greenhouse có bài viết về tình cảnh của một số công nhân Thái tin tưởng vào lời quảng cáo của các công ty tuyển mộ, và đã thất vọng ê chề khi nhập vào thực tế trên đất Mỹ. Nguyễn An tóm lược và trình bày thêm chi tiết.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Công nhân hái cam tại một trang trại ở Immokalee, Florida hôm 24-4-2004. AFP PHOTO
Trước lời quảng cáo tuyển dụng công nhân sang Hoa kỳ làm việc ở các nông trại tại bang North Carolina trong ba năm với số lương khoảng 16,000 đô la một năm, nhiều nông dân Thái đã cầm lòng không đậu.

Worawut Khansamrit là một trường hợp điển hình. Anh là một nông dân 40 tuổi, có một đứa con gái 15 tuổi mà anh chỉ mong sao cho nó được vào đại học. Anh so sánh số lưong trên tờ quảng cáo với thu nhập hiện tại của anh là 500 đô la một năm, và quyết định thật dễ dàng: đem mảnh ruộng hương hoả của mình ra cầm cố để có đủ số tiền 11,000 đô la nộp cho công ty tuyển dụng và quả nhiên anh được đưa sang North Carolina.
Nạn nhân của tệ buôn người
Tại đây anh gặp khoảng 30 người nữa trong hoàn cảnh chẳng khác gì anh. Họ đưa anh đến làm việc ở một nông trại thật, nhưng chỉ một tháng là hết việc. Sau đó, họ đưa anh xuống New Orleans để dọn dẹp một khách sạn bị tàn phá bởi trận bão Katrina hơn hai năm trước.

Anh không được lĩnh một đồng lương nào cho cái công việc nặng nhọc này, thế là anh cùng các bạn đồng hương đồng cảnh khác quyết định đưa nội vụ ra toà, nói là họ là nạn nhân của tệ buôn người. Công ty luật Legal Aid chuyên giúp những người cô thế nghèo khổ đại diện cho họ trong vụ kiện này.

Anh Pradit Wiangkham, một thợ điện 42 tuổi nói rằng không một chủ nhân nào thực hiện điều đã quy định trong hợp đồng. Anh cũng bị đưa xuống làm việc không lương tại New Orleans và tại đó, anh cùng các bạn phải ngủ trong một hotel hôi hám, không điện, không đèn, không nước nóng và không cả nước uống nữa, mà ngay ở North Carolina thì tình trạng chỗ ở cũng chẳng khá gì hơn. Có khi cả 33 công nhân Thái phải ngủ trong một nhà kho ở phía sau nhà của chủ thầu.

Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.
Luật sư Donovan E. Thomas

Mỗi năm, có khoảng 120 ngàn công nhân nước ngoài được cấp chiếu khán vào Hoa kỳ để làm việc tại các nông trại hay các công việc không đòi trình độ kỹ thuật cao, với thời gian từ 3 tháng đến 9 tháng. Các chuyên gia lao động nhận xét rằng chủ nhân thường lạm dụng những người công nhân này vì lẽ họ biết có thể tống những người ấy về nước nếu có dấu hiệu bất mãn, và hơn nữa, những người ấy không thể nào kiếm được việc khác dù họ bất mãn với việc đang làm.

Thật ra thì ngay cả khi có công ăn việc làm thì cũng không có nghĩa là “giấc mộng đã thành”, như lời luật sư Donovan E. Thomas, hành nghề tại bang Maryland và thường xin visa lao động, tức là visa H2A cho công nhân đến từ Ấn độ và Phi châu, trong một lần nói chuyện với đài RFA như sau:

“Việc đến Hoa Kỳ làm việc theo diện Visa H2A không cần phải có tay nghề vì quí vị sẽ làm việc ở trong các nông trại, nhưng quí vị nên nhớ rằng thời tiết và khí hậu ở bên Mỹ này khắc nghiệt lắm. Khi làm việc ở các nông trại, quí vị phải đi hái trái cây, làm cỏ, v..v.. dưới nhiệt độ có khi cao đến 110 độ F (tức 40 độ C) suốt 8 tiếng đồng hồ.
Quí vị phải có một sức khoẻ rất tốt, vì làm việc ngoài trời suốt ngày, phải chịu đựng ánh nắng mặt trời gay gắt. Đó là chưa kể đến trường hợp có những người chủ không tốt, họ lợi dụng quí vị, có khi lại còn giảm tiền lương của quí vị.
Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.
Cho nên, trước khi quí vị đến làm việc, quí vị phải nên biết sơ lược về công việc quí vị sẽ làm và người chủ của quí vị.”

Thực tế trái ngượcÔng Seo Homsombath, giám đốc công ty Million Express Manpower, một nhà thầu nhân lực cỡ nhỏ tại North Carolina liên quan chặt chẽ với việc tuyển dụng công nhân nước ngoài đã né tránh không trả lời điện thoại, fax và thư từ hỏi về vụ kiện đang tiến hành. Một chủ nhân khác là Roy Raynor cũng vậy.

Tuy nhiên, trong một vụ kiện trước đây, ông Raynor đã làm chứng trước toà rằng ông ta và ông Seo Homsombath có nhận tiền từ các công ty tuyển dụng ở Thái Lan. Số tiền ấy là 1200 đô la cho mỗi lao động, gọi là tiền để huấn luyện họ về công việc tại nông trại.
Không phải chỉ các công nhân Thái đi kiện. Ba công nhân Indonesia cũng đang đi kiện và cũng do Legal Aid làm đại diện.

Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe chuyện đến Mỹ làm việc trong các nông trại thì phải biết chắc rằng đó là một việc làm hợp pháp. Nhưng hiện nay còn nhiều trở ngại nên nếu quý vị có nghe những lời hứa hẹn thì phải kiểm tra thật kỹ.
Ông Jack King
Nhiều công nhân Thái Lan và Indonesia đã chịu phí tổn để được tuyển mộ, được xin visa nhập cảnh vào Hoa kỳ để lao động, với hy vọng rằng khi được làm việc, họ có thể trả được nợ nần tích luỹ từ chi phí cho chuyến đi. Tuy nhiên, thực tế đã trái ngược hẳn.
Anh Indra Budiawan, nguyên là một tiếp viên nhà hàng tại Indonesia than thở rằng anh cảm thấy đã bị lừa. Năm nay 28 tuổi, anh đã trả 6000 đô la cho công ty tuyển dụng sau khi thấy tờ quảng cáo về công việc và nơi ăn chốn ở một khi anh tới North Carolina. Số tiền ấy tính ra bằng 10 lần tiền lương hàng năm anh kiếm được ở quê hương.
Anh đã phải đem cầm cố mảnh rụông hương hoả của phía bên vợ để có được số tiền này. Nhưng anh đã không có một việc làm nào hết ở Hoa kỳ. Anh nhớ lại là đã vô cùng sung sướng khi có mặt ở phi trường Jakarta chờ chuyến bay đến vùng đất hứa, phấn khởi với giấc mơ về công việc ở Hoa kỳ bởi ở xứ anh, thất nghiệp và nghèo đói là phổ biến.

Tuy nhiên, khi đến nơi, thì chủ nhân Leeta Kang của GTN, tức nhà thầu, thông báo rằng hiện không có công việc nào tại nông trại. Anh được đưa đến một tiệm làm bảng quảng cáo vốn là nghề chính của cô Kang. Anh phải ngủ trên sàn nhà kho, chờ bố trí công việc ở nông trại và công việc ấy chẳng bao giờ có.

Tiền mất, tật mang

Anh nói với cô Kang là anh muốn rời khỏi nơi này, nhưng cô cho hay rằng anh phải trả 2000 đô la cho vé máy bay chuyến về thì cô mới trả lại passport cho anh. Sau hai tuần đợi chờ vô vọng, anh Budiawan quyết định bỏ trốn, và hiện anh đang tạm trú tại Miami cùng với hai bạn đồng hương khác đồng cảnh ngộ. Anh đã thú thật mọi chuyện với ông bố vợ.

Anh nói là anh rất xấu hổ, vì cả nhà trông cậy vào anh, và hiện nay thì ngân hàng đang xúc tiến thủ tục để lấy quyền sở hữu mảnh ruộng anh đã cầm cố vì anh không trả được nợ. Cô Kang trong khi đó nhất mực cho rằng không phải là lỗi của cô mà anh Budiawan không có việc làm. Cô nói là anh đã đến quá trễ và khi anh tới nơi thì nông trại đã thu họach xong, không cần người nữa.

Cô cũng nói là cô đã cố gắng liên lạc với công ty tuyển dụng ở Indonesia để thông báo với họ rằng đừng đưa người sang nữa, nhưng không thành công. Cô cho rằng công ty tuyển dụng tại Indonesia chỉ muốn đưa người đi để lấy tiền của họ thôi, và dù họ phải trả cho các công ty ấy bao nhiêu, thì cô cũng không tơ hào lấy một đồng.

Trong khi đó, chủ nông trại là ông Mike Moore lại nói rằng cô Kang đã yêu cầu ông ta xin nhiều công nhân nước ngoài. Cô đã đề nghị con số 50, nhưng khi ông đã xác định là chỉ cần 5, hay cùng lắm là 25 thôi, thì cô nói, đừng ngại gì hết, nếu những người này sang mà không làm cho ông, thì làm cho chỗ khác, không thiếu việc cho họ.

Một công nhân Thái Lan khác là anh Chinnawat Kompeemay cũng trong hoàn cảnh tương tự và đang sống vật vờ tại Virginia. Anh tâm sự rằng chỉ muốn con cái được học hành và sống cho ra hồn. Nếu chúng được học hành thì chúng sẽ không bị lừa theo lối đó, sẽ không bị người khác lợi dụng như cha chúng đã bị.

Xin được kết luận về những câu chuyện buồn này bằng lời của ông Jack King, giám đốc chương trình quốc tế về chính sách của Hiệp hội nông trại California, trong một cụôc phỏng vấn dành cho đài RFA

“Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe chuyện đến Mỹ làm việc trong các nông trại thì phải biết chắc rằng đó là một việc làm hợp pháp. Nhưng hiện nay còn nhiều trở ngại nên nếu quý vị có nghe những lời hứa hẹn thì phải kiểm tra thật kỹ.”

Và kiểm tra trước hết có nghĩa là không vội tin vào những viễn ảnh huy hoàng mà các tờ quảng cáo và các công ty tuyển mộ đưa ra để quyến rũ những người đang gặp bước khó khăn trên quê hương mình.

Thông tin trên mạng:
- Temporary Agricultural Workers (H-2A Visas)
- Plan to Document Migrant Workers Could Help Shortage
- U.S Department of Labor - H-2A Certification
- All About H2A Visa

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Tai nạn lao động tại Việt Nam tăng cao đến mức báo động
Triển vọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Việt Nam xúc tiến kế hoạch đưa lao động sang Mỹ
19 công nhân Việt Nam ở Malaysia tiếp tục kêu cứu
Tình trạng an toàn lao động tại Việt Nam
Những điều cần biết khi sang Mỹ theo diện xuất khẩu lao động
Văn Hóa Tuyển Dụng tại Việt Nam
Visa H2A và lao động tại các nông trại ở Hoa Kỳ
Việt Nam đính chính mức lương đưa lao động sang Mỹ
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
----------------------------------------------------------------

Aucun commentaire: