1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 16 mars 2007

Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những trách nhiệm đã quy định

Ông Scott Flipse: Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những trách nhiệm đã quy định
2007.03.16
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế (gọi tắt là USCIRF) vừa có văn thư yêu cầu Ngoại trưởng Condoleeza Rice đề cập với phái đoàn lãnh đạo cao cấp của Hà Nội hiện đang viếng thăm Washington về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trường hợp bắt bớ những người bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

Ông Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban USCIRF. RFA PHOTO

Trà Mi có cuộc trao đổi với ông Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban, để tìm hiểu thêm. Trước tiên, ông Flipse lý giải về lời kêu gọi của tổ chức USCIRF.

Ông Scott Flipse: Xuất phát từ những cam kết của nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế về việc cải thiện nhân quyền trong quá trình vận động để bước vào WTO
Và từ thực tế là sau khi đựơc kết nạp vào Tổ chức mậu dịch thế giới, Hà Nội bắt đầu thực hiện hàng loạt các cuộc bắt bớ, giam cầm những nhà lãnh đạo tôn giáo, những người bất đồng chính kiến, những ai cổ võ cho dân chủ, cho quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, và các quyền căn bản của con người, chúng tôi cho rằng đã đến lúc phải lên tiếng.

Đặc biệt trong bối cảnh chính phủ Việt Nam được chấp thuận quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Hoa Kỳ, đựơc bỏ tên ra khỏi danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, và trở thành hội viên của sân chơi mậu dịch thế giới WTO.

Chúng tôi nhận thấy cần phải nhắc lại thông điệp với chính quyền Hà Nội một lần nữa rằng hội nhập vào thế giới không chỉ dừng lại ở việc gia nhập vào WTO, mà còn có những trách nhiệm khác với cộng đồng quốc tế, trong đó có trách nhiệm bảo đảm nhân quyền có quy định trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Chúng tôi mong muốn Việt Nam trở thành một người bạn trong sân chơi của cộng đồng thế giới nhưng song song đó còn có những trách nhiệm mà Việt Nam phải đảm bảo thực hiện tôn trọng các nhân quyền căn bản, như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tụ tập, tự do lập hội của công dân.

Chúng tôi mong muốn Việt Nam trở thành một người bạn trong sân chơi của cộng đồng thế giới nhưng song song đó còn có những trách nhiệm mà Việt Nam phải đảm bảo thực hiện tôn trọng các nhân quyền căn bản, như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tụ tập, tự do lập hội của công dân.

Ông Scott Flipse

Hiến pháp đã cho phép

Trà Mi: Chính phủ Việt Nam nhiều lần khẳng định ở Việt Nam không có trường hợp bị bắt bớ vì bất đồng quan điểm hay vì lý do tôn giáo, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị giam cầm mà thôi.
Chẳng hạn Hiến pháp Việt Nam quy định thể chế chính trị Việt Nam là theo chế độ độc đảng cai trị. Những người đòi lập một tổ chức chính trị hay một đảng khác là phạm pháp, và phải bị xử lý theo đúng pháp luật. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Scott Flipse: Theo báo điện tử của Bộ công an, một trong những cáo buộc đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và linh mục Nguyễn Văn Lý là thu thập và gửi tài liệu về thực trạng nhân quyền và tự do tôn giáo nội địa ra ngoài cho các thế lực thù địch hải ngoại, trong đó có Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế, Tổ chức Hỗ trợ Dân chủ, cũng như các hội nhóm và các tổ chức phi chính phủ tại Mỹ.

Cho nên, tại Việt Nam, không chỉ là vấn đề tổ chức đảng phái chính trị mới thành tội mặc dù quyền tự do lập hội có được quy định trong Hiến pháp quốc gia. Điều 69 của Hiến Pháp Việt Nam nêu rõ công dân có quyền tự do lập hội với bất cứ ai, vì bất kỳ mục đích gì.

Tóm lại, ý tôi muốn nói, vấn đề ở đây không phải tội lập đảng phái mà là cổ võ cho dân chủ đã là cái tội rồi, tuy rằng Hiến pháp có cho phép.
Chiêu bài “chuyện nội bộ”

Trà Mi: Ngược lại, Hà Nội tố cáo các thế lực quốc tế sử dụng chiêu bài nhân quyền làm cái cớ để can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam, đồng thời yêu cầu các nước phương Tây nên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đừng dùng một thước đo chung đánh giá nhân quyền ở các nước khác vì điều này còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng biệt về kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia. Ông phản hồi ra sao trước luận điểm này?

Chiêu bài “chuyện nội bộ” đã lỗi thời. Một khi anh muốn gia nhập vào sân chơi WTO của thế giới, anh phải chấp nhận vô số sự xâm nhập của thế giới bên ngoài vào nội bộ, từ lĩnh vực ngân hàng, luật pháp, đến các dịch vụ tài chánh ..v..v..
Ông Scott Flipse

Ông Scott Flipse: Phản hồi của tôi đối với Việt Nam cũng giống như đối với các luận điểm tương tự của chính quyền Trung Quốc. Chiêu bài “chuyện nội bộ” đã lỗi thời. Một khi anh muốn gia nhập vào sân chơi WTO của thế giới, anh phải chấp nhận vô số sự xâm nhập của thế giới bên ngoài vào nội bộ, từ lĩnh vực ngân hàng, luật pháp, đến các dịch vụ tài chánh ..v..v..

Vì vậy, quan điểm phản biện của tôi là anh bước vào WTO, anh hội nhập vào cộng đồng quốc tế thì phải trên các tiêu chuẩn mà gạt bỏ chuyện chủ quyền riêng tư và các vấn đề khác qua một bên. Điều này áp dụng tương tự trong việc anh ký kết vào các văn kiện và Công ước về nhân quyền quốc tế.

Là một thành viên của cộng đồng thế giới thì phải thực hiện một số trách nhiệm nhất định, và những trách nhiệm này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế hay tự do hoá mậu dịch.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Scott Flipse, giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Tiếng Việt

© 2007 Radio Free Asia

Các tin, bài liên quan
Human Rights Watch lên án Việt Nam mở chiến dịch đàn áp tệ hại nhất trong hàng chục năm qua
Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 15-3-2007)
Hội luận trong-ngoài nước về điều 88, tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN (phần 2)
Họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ tố cáo Việt Nam đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền
Phỏng vấn bà Virginia Foote về quan hệ mậu dịch Mỹ-Việt
Phản ứng của dư luận Việt Nam về vụ bắt giữ các nhà tranh đấu
Hội luận trong-ngoài nước về điều 88, tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN (phần 1)
Công an Hà Nội bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân
Phỏng vấn Nữ Dân biểu Zoe Lofgren về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: