1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 27 avril 2007

Ba Ngày VN-EUROPE

Ba Ngày VN-EUROPE

Tường thuật của V.PHẠM, Rennes

Rennes , ngày cuối tuần , trước buổi khai mạc 3 Ngày Việt nam-Europe.

Mặc dù trời khá lạnh, nhưng hơn 500 truyền đơn bằng pháp ngữ được tổ chức người việt tỵ nạn ở Rennes phát ra tại hai Chợ Trời thứ bảy: Marché des Lices trong trung tâm Thành phố và Marché ZUP Sud.

Truyền đơn có nội dung tố cáo sự vi phạm nhơn quyền thường xuyên và có hệ thống của Nhà nước cộng sãn ở Việt nam, với khẩu hiệu và hình ảnh nạn nhơn .


Tản mạn với người địa phương

Ngày Việt nam – Âu châu ( Vietnam-Europe)

Trao đổi kinh tế và văn hóa Trao đổi những giá trị dân chủ ? Và Nhân quyền ?( Echanges économiques et culturelles ?Echanges des valeurs de démocratie ? Et Droits de l’ Homme ? - tựa của những truyền đơn bươm bướm)

Truyền đơn còn kèm thêm những tin tức về tình trạng đàn áp nhân quyền ở VN của Reporters Sans Frontières, AFP tóm lược từ tháng 1 /2007 đến nay. Những thông tin xác thực nầy đã khiến nhiều người đi chợ hôm ấy dừng lại hỏi chuyện thêm. Họ không ngờ rằng sau hơn 32 năm VN vẫn bị đói nghèo, mất dân chủ tự do dưới bàn tay cai trị của đảng CSVN.

Củng trong buổi sáng này, khi phát truyền đơn,người việt tỵ nạn cũng đã có dịp và trao đổi với những đoàn vận động bầu cử Tổng Thống Pháp sắp tới. Từ UMP, UDF, PS, đa số đều ủng hộ cuộc tranh đãu đòi hỏi dân chủ tự do cho VN. Riêng nhóm Lutte Ouvrière (Tranh đấu Thợ Thuyền, cộng sản) họ bị dị ứng ngay khi thấy trong truyền đơn có ghi « Sous le régime totalitaire communiste, depuis 32 ans, le revenu annuel per capita ne dépasse pas 560 $ par an » (Dưới chế độ độc tài đảng trị từ 32 năm, thu nhập bình quân mỗi người không hơn 560 đô la một năm,trích từ France-Diplomatie). Mặc những luận cứ chứng minh, nhóm Tranh đấu thợ Thyền (Lutte Ouvrière) vẫn cho rằng Hồ Chí Minh và đảng CSVN không phải là CS thứ thiệt ! Thôi thì bắt tay tạm biệt (au revoir) vậy .



Hội thảo Việt nam – Âu châu ( Vietnam – Europe )

Ngày Vietnam - Europe đầu tiên, thứ ba 27/03/2007.

Như đã phân công. Đa số bà con đứng biểu tình ôn hoà ở ngay trước địa điểm Hội thảo, tức Trụ sở Báo OUEST-FRANCE,với những chân dung của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, nữ Luật sư trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, … kèm theo những hàng chữ to như :

LIBERTE RELIGIEUSE AU VIETNAM (Tự do Tôn giáo ở Việt nam)

LIBERTE, DEMOCRATIE AU VIETNAM ( Tự do, Dân chủ ở Việt nam)

LA DEMOCRATIE COMMENCE AVEC LA LIBERTE D'EXPRESSION


LIBETE DES ECHANGES = LIBERTE DE PAROLE ( Dân chủ bắt đầu với tự do diển đạt)

NON AUX ARRESTATIONS DES DEFENSEURS DES DROITS DE L'HOMME AU VIET (không bắt bớ những người bảo vệ nhơn quyền ở Việt nam ).


Bên trong Trụ sở OUEST-France đã có một số anh chị yên lặng ngồi chờ « Son Excellence l’Ambassadeur du Vietnam à Paris, M. Nguyễn Đình Bin » đến để chất vấn trước diễn đàn đa số là người Pháp.

Ngay từ những lời mở đầu chào hỏi cử tọa , mọi người kinh ngạc khi thấy đại diện cho nước Cộng Hoà Xà Hội Chủ Nghĩa VN tại Pháp mà không nói được tiếng pháp, chỉ lọng cà lọng cọng , phát âm nầy ra âm kia, không nên lời.

Kinh hồn hơn, « M. Nguyễn Đình Bin » lại dám mở đọc 6, 7 trang (discours) do cấp dưới soạn sẵn cũng bằng tiếng Tây. « Son Excellence » đánh vần, cắt câu văn thành trăm đoạn. Thêm loạn cả lên những con số million (triệu) và milliard(tỉ), « ngài » không đọc rỏ ràng để người nghe có thể phân biệt được million hay milliard . Người pháp, nhứt là các Bà, hỏi người việt ngồi gần để hiểu ông Đại sứ nói gì . Khổ cho những du sinh VN có mặt vì bắt buộc. Xãu hổ không biết chui vào đâu. Bởi có ai hiểu gì. Mọi người vì lịch sự phải trân mình ngồi đấy thôi.

Đến phần câu hỏi thì ngài Đại diện Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Hà nội đành thú nhận trước mọi người rằng mình không đủ tiếng Tây để trả lời, xin để thông dịch viên làm việc. A thì ra thế !


Khai pháo

Tiến sĩ Võ Nhơn Trí, một kinh tế gia học ở Pháp và Anh, từng sống với « bác và đảng » hơn 24 năm, ngoài Bắc lẫn trong Nam, đã đăt câu hỏi :

« Cách nào giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với cái đuôi định hướng Xã Hội Chủ Ngĩhĩa ?» .

Không thể trả lời thẳng vào câu hỏi, Nguyễn Đình Bin đã chạy làng cho rằng nếu nói về lý thuyết thì quá dài dòng.

Sau đó thì nào ... là « đảng ta là người cầm ngọn cờ tiền phong trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Tuy đất nước ta sau hơn 30 năm không còn chiến tranh, nhưng vẫn cón thế lực thù địch. Do đó chỉ có 12 năm ổn định ( ý đây nói từ lúc đổi mới cho đảng sống tiếp đến giờ) đảng mới có được điều kiện lo cho dân giàu nước mạnh ».

Son Excellence.. lưỡi gỗ (langue de bois) lờ luôn câu hỏi kế tiếp :

- « Định hướng XHCN bằng cách nào để VN có thể tuân thủ luật lệ trong OMC ( thị trường buôn bán quốc tế) khi đã gia nhập WTO ? » .

Lờ được với « Việt kiều », nhưng sao lờ được với ông giám đốc Institut Catholique de Rennes với câu hỏi thứ hai về tự do tôn giáo ở VN .

Đến lúc này chẳng riêng gì ông Nguyễn Đình Bin lúng ta lúng túng, lật tìm tài liệu để trả lời trong đóng hồ sơ, mà mãi không lần ra, người thông dịch cũng kẹt cứng. Thôi thì thầy trò lại câu giờ, xưng tụng đảng ta là hay nhất. Đến nỗi ông Phó Chủ tịch Hội « Maison de l’Europe » điều khiển chương trình cũng đành chết cứng không cách nào cắt cái trò cù nhầy, coi thường công chúng phần đông là ngươòi pháp quan tâm đến Việt nam . Người đặt câu hỏi cũng phát chán, đành bỏ ra về. Người tham dự cũng phát bực chả muốn nghe . Trong số đó có một sinh viên kỹ sư người Pháp, từng đến VN thực tập trong 3 tháng, ngay ngày hôm đó, đã viết lên báo Ouest-France cho biết anh ta và nhiều người rất phiền lòng khi thấy ông đại sứ không trả lời câu hỏi mà cứ vòng vo, lải nhải ca tụng « đảng ta ».

Thấy rõ không còn có thể lịch sự chất vấn đại diện CHXHC/Hà Nội, anh em quyết định kết thúc chương trình Hội thảo dùm Ngài Đại sứ CNXHCN/ Hà nội.

Hồ sơ 7 trang gồm danh sách tù nhân chính trị còn bị giam giữ, những nạn nhân bị đàn áp bắt bớ từ đầu tháng 1/2007 đến nay và Lời Kêu Gọi Dân Chủ Hóa VN (APPEL POUR LA DEMOCRATIE AU VIETNAM) đã được phát ngay tại phòng họp, trước mắt Nguyễn Đình Bin và đoàn tùy tùng .

Hồ sơ này đã phát cho chẳng riêng người địa phương mà còn cho sinh viên VN du học. Khi công an bảo vệ, cùng đám tùy tùng phát hiện, kêu cứu với bảo vệ Tây thì đã trễ.

Tất cả đã phát sạch trong vòng vài phút đầu.

Người địa phương tiếp nhận tài liệu, lướt mắt đọc ngay, liền tỏ ra rất thông cảm với anh chị em việt nam tại Rennes .

Bên ngoài cảnh sát đứng giữ trật tự, đã khen ngợi sự điềm tĩnh của những người biểu tình, mặc dù có sự khiêu khích và chụp hình của người bên Sứ quán. Những người cảnh sát Pháp cho biết họ rất mong nếu mọi cuộc biểu tình trên xứ này đều như vậy thì còn gì bằng. Nhân viên công lực không có gì phải vất vả cả.



Ngày thứ nhì cũng được tổ chức tại l’Espace d’Ouest-France, trụ sở của tờ báo tư nhân OUEST-FRANCE, tờ báo nặng ký của Miền Tây nước Pháp. Với đề tài kêu gọi giúp đỡ những người nghèo thông qua vài hội từ thiện. Tất nhiên trong đó có cánh tay dài của đảng.

Anh em ở Rennes đều có mặt , luôn cả người biểu tình hôm trước. Không khí có vẻ lắng dịu hơn . Ông Nguyễn Đình Bin đã về Paris, để lại người đại diện là Đệ nhứt Bí thư Sứ quán và vài người nữa tiếp tục tham dự 2 ngày còn lại.

Như đã thấy phản ứng của người việt ở Rennes hôm trước là hợp lý, hôm nay người Đại diện Ouest-France đã gặp anh em để tìm hiểu rỏ thêm sự việc đã xảy ra. Sau khi nghe lời giãi thích, ông ấy vui vẽ cho biết hôm nay các ông (người tỵ nạn) được quyền phát biểu ý kiến và chúng tôi ( Ban tổ chức ) sẽ dành cho quí vị đủ thì giờ . Và chính ông ta chọn chỗ ngồi ngay sau lưng những người tỵ nạn.

Sau phần trình bày của 2 đại diện hội đoàn từ thiện, anh em đã được ông Phó Chủ tịch Hội «Maison de l’Europe de Rennes et de Haute Bretagne », François Dibon, mời đặt câu hỏi. Trước khi trao micro, ông cũng đã xin lỗi sự việc đáng tiếc ngày hôm qua. Ông thú thật đã bị mắc lừa nên kẹt cứng trong sự cố tình câu giờ của ông Đại sứ Hà nôi .

Cũng hôm nay, tờ OUEST-FRANCE có đăng bài tường thuật buổi nói chuyện của ông Bin chiều hôm qua giúp thêm đề tài để người việt ở Rennes phê phán. Ông Bin nói : «Họ (người tỵ nạn) là những người xa VN đã lâu nên những tin tức của họ có là không đúng ».

Lập luận đó của ông Bin hoàn toàn sai !

Bởi số tiền hơn 3 tỉ euros gởi về hàng năm, chứng tỏ người VN ở hải ngoại vẫn theo dõi thường xuyên những sinh hoạt bên nhà. Người Việt hải ngoại còn có nhiều tin tức VN hơn những người trong nước qua nhiều ngã.

Bằng thư từ, e-mail của thân nhân bạn bè bên VN.

Bằng tin tức do những người về thăm gia đình.

Và do mạng internet.

Bằng chứng trên Saigònbáo.com, có mấy trăm site web của trong lẫn ngoài nước. Dịp này anh em đã dẫn chứng sự cấm đoán ra báo và nhà xuất bản tư nhân qua tin tức của tờ Thanh Niên. Ngày 9/02/2007, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong lúc trả lời câu hỏi của dân đã khẳng định việc cấm đóan này.

Thêm một dẫn chứng. Anh em cũng cho thấy sự theo dõi đàn áp tôn giáo, sự bắt bớ ngang ngược của nhà cầm quyền Hà Nội qua những tin tức của Reportes Sans Frontières về Linh Mục Nguyễn Văn Lý, về nữ Luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn văn Đài, ... Trong khi đó người dân trong nước không được biết nhanh chống và tường tận như ở hải ngoại .

Tóm lại nhận xét của Nguyễn Đình Bin chỉ có giá trị nhằm ngụy biện cho chánh sách độc tài của chế độ của ông mà thôi, hoàn toàn không thuyết phục được ai hết, cả người pháp tham dự .

Tiếp đến, anh em đặt một câu hỏi không chỉ nhằm được người thuyết trình trả lời mà cho mọi người trong phòng như những thông tin khách quan .

« Tham nhũng tại VN trở thành quốc nạn. Đút lót từ trong bệnh viện để được chữa trị. Đút lót từ trường mẫu giáo để cho trẻ con đi học... Làm cách nào làm việc từ thiện chính thức thông qua nhà cầm quyền mà tránh được việc chấm mút của cán bộ ? »

Đến đây thì các vị trong Hội từ thiện cho biết rằng họ chỉ có khả năng giúp đỡ chút ít cho người nghèo những vùng sâu, vùng xa, có điều kiện xoay sở qua ngày. Thật ra ngân quỹ của họ cũng không phải quan trọng .

Tiếp theo, Ts Nguyễn Văn Trần nêu lên hai câu hỏi :
1/ liên quan tới vấn đề xung đột giữa nhà cầm quyền với dân chúng ở các vùng quê hẻo lánh và cao nguyên phải chăng là « do nhà cầm quyền cộng sản chiếm đoạt bằng bạo lực đất đai của họ ?;
2/ « về giáo dục, tiểu học và trung học là miển phí . Thế mà ở Việt nam ngày nay, nhà trường thu học phí và thu với giá cao, dưới những hình thức đóng góp, đã tạo ra trường hợp phổ quát là phần lớn trẻ em nhà nghèo không thể đi học được . Có đến 25% trẻ em còn trong tình trạng mù chữ (có trích dản tài liệu) . Xin vui lòng cho biết ý kiến của Bà ».

Quý vị hội đoàn từ thiện cũng đành thú nhận rằng những đất đai không thuộc về những người đang canh tác. Có nghĩa là dưới chế độ CS hiện tại, người dân chẳng những không có quyền tư hữu, mà còn bị nhà cầm quyền cướp đoạt cả quyền làm ăn nữa .

Đến đây tất cả « sự thật việt nam » đã được phơi bày cho mọi người thấy. Chế độ CS hà nội dù hô hào đổi mới, nhưng những quyền cơ bản của con ngườI vẫn bị đảng CSVN cố tình chà đạp và tước đoạt.

Sau cùng, một câu hỏi rất có lý của một cụ bà người Pháp về sự cần thiết kết hợp các hội đoàn từ thiện VN.

Xin được thưa, những hội đoàn của ngườI Việt tỵ nạn từ bấy lâu nay đều tìm mọi phương tiện, mọi cách để giúp đồng bào nghèo khổ bên nhà. Đa phần là giúp những gia đình Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Họ đã bị bỏ rơi bên lề xã hội từ 32 năm qua . Đến nay họ vẫn còn bị nhà cầm quyền CSVN xem là ngụy quân. Đương nhiên, những giúp đỡ này không thể nào chính thức hiện diện ở VN như các hội đoàn của đảng và Nhà nước cộng sản .



Ngày cuối cùng .


15giờ 30: Buổi nói chuyện về « Những thời điểm quan trọng trong lịch sử VN » đã bị hủy bỏ không lý do. Có lẽ ban tổ chức biết được sự hiện diện của những sử gia và cũng là những người tranh đãu kiên cường sẳn sàng phản biện những bóp méo lịch sử của đảng CSVN.

Cũng trong ngày này, buổi họp kế từ 18 giờ tại Phòng Thương mại và Công kỹ nghệ (Chambre de Commerce et d’industrie de bretagnes), với đề tài « Tại sao đến đàu tư tại VN trong thời điểm này ? ».

Mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ danh sách mời do người của sứ quán phụ trách, nhưng một người việt tại Rennes, gốc Thuyền nhân tỵ nạn, vẫn đường đường chính chính vào phòng họp với các ông chủ doanh nhân (patron), chủ xí nghiệp vùng Bretagnes. Sự hiện diện này đã khiến những người của sứ quán khó chịu.

Cũng như Nguyễn Đình Bin, Cố vấn Thương mại của Sứ quán, ông Phạm Xuân Yên, khai mạc «ê a từng chữ trên mấy trang giấy viết sẵn bằng tiếng Pháp ». Kế đến là phần phân tích của một chuyên gia Pháp. Qua đó cho thấy VN chỉ thích hợp với những xí nghiệp tầm cỡ nhỏ hay trung PME / PMI. Tuy vậy, những xí nghiệp này chỉ sống được với những chương trình ngắn hạn mà thôi. Và nếu muốn thành công thì phải quen biết nhiều... và phải biết mạo hiễm .

Tức khắc, dựa vào những phân tích trên, « Việt kiều » tỵ nạn đã nêu câu hỏi : « Nếu không qua sự đỡ đầu của cán bộ gốc bự. Và nếu rơi vào trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan. Đem tiền bạc triệu về đàu tư. Đến lúc thành công thì tài sản bị tịch thu và thân bị tù đày. Chính phủ Pháp có thể bảo vệ cho những nhà đầu tư không ? ».

Câu hỏi đã được ông Giám đốc Chương trình Phát triển Xí Nghiệp và Lãnh thổ (Directeur Développement des Entreprises et des Territoires) của Phòng thương mại Rennes, ông Gervais, trả lời là KHÔNG. Ông cũng hé lộ cho biết, ngoài trường hợp Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan, ngay tại Pháp, cũng đã có trường hợp hai anh em Việt kiều về VN làm đại lý kinh doanh độc quyền điện thoại di động Nokia cũng đã bị mất trắng ttay và còn ở tù. Ông nhấn mạnh « giới chủ nhân khi đem tiền đàu tư vào VN là phải chấp nhận nhiều rủi ro lớn. ». Và cuối cùng ông mời gọi : « Ai có gan thì xin nhảy vào ! »

Trước khi qua phần giải lao trà nước, một câu hỏi khác nhằm vào một luật gia « Việt kiều », đã về VN làm việc gần 11 năm : « Rằng VN đã vào OMC. Nhưng đến nay,VN vẫn cấm nhập những văn hóa phẩm bên ngoài, nhất là của « Việt kiều ». Như vậy, bằng cách nào buộc bên VN phải tuân thủ những luật lệ buôn bán trao đổi của OMC ? » .

- Lắc đầu. Chịu không thể trả lời !

Ông luật gia này cho biết chắc chắn nhà cầm quyển CSVN còn tiếp tục ngăn cấm những văn hóa phẩm nhập vào mà không phải của họ .



Thế là xong ba ngày VIỆT nam-ÂU châu.

Ba ngày trực diện với đại diện nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Hà nội là cơ hội hiếm có cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật của người Đại diện, ngoài cái dốt về ngoại ngữ, còn thêm cả cái dốt về kiến thức tối thiểu cần phải có của một Đại diện một quốc gia . Có vài ngưòi việt ở Rennes đã đùa với nhau « Vẫn là bọn phường chèo Bắc Bộ phủ. Hơn 32 năm , đào kép xiêm y có thay đổi, nhưng tuồng tích và khả năng diển xuất nào có khác hơn xưa !» .

Ba ngày cho « đảng ta » thấy. Ngày nào Nhân Quyền Tự Do Dân Chủ chưa có trên quê hương thì người việt tỵ nạn vẫn còn đấu tranh không ngưng nghỉ .



Ba ngày trôi qua mau. Mặt Trận Miền Tây Đã Yên Tỉnh .

Trước khi phổ biến bài nầy, chúng tôi đã gởi đến tất cả báo chí, tất cả các Hội, nhứt là những Tổ chức ở vùng Bretagnes đã bảo trợ tổ chức 3 ngày Việtnam-Europe vừa qua, hình ảnh Linh mục Nguyễn văn Lý bị công an bịt miệng ngay trước Tòa, trong phiên xét sử, đã giúp người địa phương hiểu thêm « người việt nam ngày nay ở Việt nam đang thật sữ bị công an bịt miệng » .

Có vài Bà người pháp lớn tuổi, nhìn xem hình Lm Lý, đã không giữ được sự bình tĩnh : « Tôi mong muốn từ đây ông Đại sứ sẽ không có cơ hội trở lại đây nữa » !

V. PHẠM ( Rennes,12/ 03/ 07 )

http://anhduong.net/1-tintuc/April07/BaNgayVNEuropeTrongLang.htm

Aucun commentaire: