1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

jeudi 26 avril 2007

Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi

Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi
2007.04.25
Gia Minh, phóng viên RFA
Trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội khóa 12 sắp tới, nhiều người trong và ngoài nước lên tiếng về qui trình bầu cử sao cho có được một quốc hội là đại diện thực sự cho tiếng nói của người dân trong nước. Theo nhiều người để đạt được mục tiêu như thế, luật bầu cử hiện hành cần phải thay đổi.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe


Ông Nguyễn Khắc Mai. Photo courtesy TuoiTre Online
Gia Minh có cuộc mạn đàm với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương về vấn đề vừa nêu. Trước hết ông đưa ra nhận xét về điểm mới trong kỳ bầu cử lần này.
Ông Nguyễn Khắc Mai: Điều mới theo tôi là người ta nói nhiều về ý nghĩa và yêu cầu về chất lượng, cũng như mong có một quốc hội đủ sức chèo lái con thuyền Việt Nam nhập vào biển cả thế giới. Thứ hai là hiện tượng ứng cử tự do được phát động đôi chút, và lóe lên hy vọng là dần dần có đóng góp theo tinh thần ‘thất phu hữu trách’. Thế nhưng đó cũng chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi.

Gia Minh: Vì sao mới chỉ là mầm thôi?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Đây phải là công sức tập thể cộng đồng quốc gia: của giới lãnh đạo chính trị, trí thức, lực lượng trẻ. Người dân nói chung. Đây phải là công trình cộng đồng nếu góp ít thì cây nó sẽ còi cọc thôi.

Gia Minh: Về luật thì phải sửa đổi?
Ông Nguyễn Khắc Mai:Có nhiều vấn đề lắm. Chúng ta đang định hình một quốc gia, nhưng thiết chế, chính trị xã hội … thế nào cho phù hợp là một việc cực lớn không thể làm hời hợt được. Chúng ta không làm một cách nghiêm túc. Nói chung phải có điều kiện bàn luận cho đàng hoàng đến nơi đến chốn.
Mấy hôm nay tôi nghĩ đến một nhận xét của một giáo sĩ thế kỷ 18 về người Việt là làm gì cũng hời hợt, nay nghiệm lại thấy quá đúng. Điều đó thật nguy hiểm và cũng là nghịch lý.

Ông Nguyễn Khắc Mai
Mấy hôm nay tôi nghĩ đến một nhận xét của một giáo sĩ thế kỷ 18 về người Việt là làm gì cũng hời hợt, nay nghiệm lại thấy quá đúng. Điều đó thật nguy hiểm và cũng là nghịch lý.

Gia Minh: Hiện người ta họp hành rất nhiều, mọi cấp lúc nào cùng họp?
Ông Nguyễn Khắc Mai:Vấn đề không phải là họp nhiều. Vấn đề là phải tổ chức nghiên cứu, suy tính sao cho hay hơn. Cha ông ta cách đây 100 năm, vào năm 1907 có cuộc vận động văn hóa lớn là Đông Kinh nghĩa Thục; qua đó phát hoạ ra nhiều đường lối đổi mới cho dân tộc này.

Nhưng đến nay ngay cả mặt chính thống người ta vẫn coi đó là cái gì đấy chứ không nghiên cứu đào sâu để tìm ra giá trị lớn mà cha ông đã vạch ra. Cứ như thế thì không thể đòi hỏi sự tử tế cho nhanh cho tốt.

Gia Minh: Cấp lãnh đạo luôn đề ra chính sách đổi mới những cái hiện có?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Hô thì ai cũng hô được; nhưng tổ chức nghiên cứu đến nơi đến chốn thì vẫn chưa làm được. Đó là nghịch lý và là cũng là bất hạnh của mình đó thôi.

Gia Minh: Trở về vấn đề bầu cử quốc hội, đã xong ba vòing hiệp thương, thì làm thế nào để đạt điều mong muốn?
Cách dây ba bốn kỳ tôi có bài viết nêu ra rằng điều mong mỏi đầu tiên khi có quốc hội là phải tổ chức chương trình học vì quốc hội mình là tay ngang chứ không có chuyên môn; nhưng anh em đế nghị phải sửa lại đầu đề tôi sửa lại là thất phu hữu trách. Một người ở ‘thôn cùng xóm vắng’ cũng phải có trách nhiệm đóng góp

Ông Nguyễn Khắc Mai
Ông Nguyễn Khắc Mai: Cách dây ba bốn kỳ tôi có bài viết nêu ra rằng điều mong mỏi đầu tiên khi có quốc hội là phải tổ chức chương trình học vì quốc hội mình là tay ngang chứ không có chuyên môn; nhưng anh em đế nghị phải sửa lại đầu đề tôi sửa lại là thất phu hữu trách. Một người ở ‘thôn cùng xóm vắng’ cũng phải có trách nhiệmn đóng góp

Theo tôi thấy phải có chương trình đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta. Phải có lế hoạch và tổ chức cho thật tốt. Không chỉ có giới công chức mà phải mời gọi giới trí thức tham gia; như thế thì mới có hệ thống chính trị tốt hơn, nền dân chủ cao hơn và các dân quyền mà ta đã mơ ước hàng trăm năm nay rồi.
Đó là công trình lớn của một cộng đồng, tập thể mà ai mong ước chấn hưng kể cả giới trẻ và những người già cũng phải xúm vào để làm cho công cuộc này.

Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến trong cuộc trao đổi vừa rồi.
Quí thính giả vừa nghe một số ý kiến của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, đề cập đến kỳ bầu cử quốc hội sắp đến. Vào một chương trình tới, mời quí vị theo dõi phần tiếp theo cuộc mạn đàm, trong đó ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra những nhận định về vấn đề hội nhập và nhận xét về giới trí thức tại Việt Nam hiệ nay. Mời quí thính giả đón nghe.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu bàn về tình hình chính trị và kinh tế ở trong nước
Nước Pháp và Bầu cử
Vì sao nhiều người tự ứng cử rút lui sau vài vòng hiệp thương?
Cập nhật những thông tin về trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài
Những diễn biến mới nhất về trường hợp 2 anh Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn
29 ứng cử viên Quốc hội bị khiếu nại tố cáo
Ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ về một kỳ bầu cử thật sự dân chủ
Một số chi tiết về quá trình lựa chọn ứng viên cho kỳ bầu cử quốc hội khóa 12
Các chính trị gia Mỹ yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân
Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc bầu cử Quốc hội khoá 12?
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: