1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mardi 24 avril 2007

CHẾ ÐỘ DÂN CHỦ, CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN, PHÁT XíT ,CHẾ ÐỘ NÀO PHỤC VỤ CON NGƯÒi VÀ DÂN TỘC ?

CHẾ ÐỘ DÂN CHỦ, CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN, PHÁT XíT ,CHẾ ÐỘ NÀO PHỤC VỤ CON NGƯÒi VÀ DÂN TỘC ?

Chu chi Nam

« Hưng vong biết chửa, người kim cổ ?

Tiếng quốc năm canh, bóng nguyệt mờ. »

( Trần tuấn Khải - Vịnh thành Cổ loa.)

Chế độ là « chính thể, phép tắc căn bản của một chính phủ đặt ra theo đó mà trị nước » ( Theo Việt Nam Tự Ðiển của Lê văn Ðức và Lê ngọc Trụ - Nhà xuất bản Khai Trí). Nếu chúng ta căn cứ theo chữ Pháp « le régime « thì có nghĩa là trật tự, cơ chế, hiến pháp, hình thức của một quốc gia, cách cai trị quốc gia ấy ( le régime = ordre, constitution, forme d’un Etat, manière de gouverner – theo tự diển Larousse). Theo tự điển Robert, thì chế độ là cách quản trị, cách cai trị một cộng đồng, hay là cách tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội một quốc gia ( le régime = façon d’administrer, de gouverner une communauté ; organisation politique, économique et sociale d’un Etat).

Chế độ dân chủ theo định nghĩa ngữ nguyên là một chế độ do dân làm chủ, có nghĩa là người dân có quyền lấy những quyết định chính trị quan trọng một cách trực tiếp như hình thức dân chủ trực tiếp, đang hiện hành ở một nước duy nhất trên thế giới này là Thụy Sĩ ; hay người dân có quyền tự do bầu người đại diện của mình ; nhưng đồng thời cũng có quyền truất phế người đại diện của mình, dưới hình thức dân chủ gián tiếp.

Nói một cách khác đi, chế độ dân chủ là một chế độ mà trong đó tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng. Những quyền tự do căn bản của con người đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và đã được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Những quyền tự do căn bản này đi từ quyền tự do sinh sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tới tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do chính trị, tự do bầu cử, tự do tư hữu, tự do kinh tế v.v..

Một chế độ độc tài là một chế độ mà trong trong mọi quyền tự do căn bản của con người bị trà đạp, đàn áp.

Chế độ cộng sản có phải là một chế độ độc tài không ?

– Ðó là một chế độ độc tài, vì nó độc khuynh, độc đảng, kinh tế tập trung, khác hẳn với chế độ dân chủ là đa khuynh, đa đảng và kinh tế tự do, không tập trung. Ðộc khuynh, vì chế độ cộng sản chỉ chấp nhận một nền tư tưởng triết hộc là lý thuyết Mác – Lê, khác hẳn với đa khuynh là chấp nhận nhiều luồng tư tưởng, nhiều nền triết học khác nhau. Ðộc đảng, vì trong chế độ cộng sản, chỉ có một đảng là đảng cộng sản, khác hẳn với chế độ dân chủ là chế độ đa đảng, chấp nhận ít nhất là 2 đảng.. Chế độ cộng sản chủ trương kinh tế tập trung, bãi bỏ quyền tư hữu, ngược lại với chế độ dân chủ, chủ trương kinh tế tự do, tôn trọng quyền tư hữu.

Không những chế độ cộng sản là một chế độ độc tài, mà còn là một chế độ độc tài tòan trị như là độc tài phát xít Hitler ở Ðức và Mussolini ở Ý.

Danh từ tòan thể, tòan trị ( Totalitaire, Totalitarisme) đã được lãnh tụ đảng Phát xít Ý Mussolini dùng vào năm 1925, để chỉ tính cách tòan diện phong trào chính trị của ông, chống lại chủ nghĩa dân chủ, tự do.Nhà nước tòan diện là một nhà nước kiểu mới đi ngược lại chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, dân chủ. Phong trào Phát xít của Mussolini đã dùng một câu trâm ngôn làm kim chỉ nam cho hành động của mình : « Tất cả trong quốc gia, không có gì chống lại quốc gia, không có gì ngòai quốc gia. » Nhà nước tòan trị này nó giống nhà nước tòan trị cộng sản do Lénine và Staline dựng lên cách đó không lâu, vì Lénine và Trotski cướp chính quyền ở Nga năm 1917, thì Mussolini cướp chính quyền ở Ý năm 1922, Hitler nắm chính quyền năm 1933.

Từ năm 1929, những nhà nghiên cứu chính trị, nhất là những nhà nghiên cứu nguời Anh và Ðức đã dùng chủ nghĩa độc tài tòan trị ( dictature totalitaire hay totalitarisme) để chỉ chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít.

Năm 1951, bà Hannah Arendt, người Ðức, gốc Do Thái, phải chạy trốn Hitler qua Hoa kỳ vào những năm 30, đã xuất bản quyển sách Hệ Thống Toàn trị ( Le Système Totalitaire), nêu lên những điểm tương đồng của 2 chế độ tòan trị cộng sản và phát xít. Theo bà, chế độ độc tài tòan trị, nhất là tòan trị cộng sản, khác với chế độ độc tài ( la tyrannie) mà chúng ta biết từ trước, đó là chế độ độc tài thường chỉ có trong lãnh vực chính trị, trong khi đó độc tài cộng sản bao trùm mọi lãnh vực từ triết học qua chính trị, kinh tế, xã hội, nó đặt căn bản trên một ý thức hệ, đó là ý thức hệ Mác-Lê. Nó dùng ý thức hệ này để biện minh cho hành động đàn áp bằng bạo lực ; và từ đó nó chủ trương đọan tuyệt hẳn với quá khứ. Theo Mác : « Người cộng sản bãi bỏ chân lý muôn thuở, bãi bỏ tôn giáo và đạo đức, thay vì cải tiến tôn giáo và đạo đức ; cũng từ đó, người cộng sản đi ngược lại tất cả những hình thái tổ chức và phát triển xã hội trước đó. » ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 44 – Nhà xuất bản Union générale d’Editions- Paris). Chính vì vậy mà có những hành động tàn bạo, giết người, trại tập trung, phá hủy đén đài, văn hóa, di tích cổ truyền ở tất cả mọi nước cộng sản từ Liên sô qua Tàu, tới Việt Nam, Căm Bốt. Chỉ cần minh Pol Pot đã giết hơn 2 triệu người Căm Bốt, nửa số dân. Cộng sản Việt Nam cũng tàn ác không kém Pol Pot, vì Pol Pot là con đẻ của cộng sản Việt Nam ; nhưng cộng sản Việt Nam ma lanh, xảo quyệt hơn, biết che dấu tội ác của mình.. Theo ông Massimo d’Aléma, cựu thủ lãnh đảng Cộng sản Ý, nay trở thành đảng Dân Chủ-Xã hội, thủ tướng Ý vào những năm cuối thập niên 90 : « Chế độ cộng sản đã biến thành một sức mạnh đàn áp, một chế độ tòan trị, gây nên những tội sát nhân khủng khiếp nhất « (Ðại hội Ðảng Dân chủ-Xã hội Ý năm 1998).

Ði từ một cái nhìn khác, có tính cách cơ chế nhiều hơn, hai nhà nghiên cứu chính trị Carl Friedrich và B. Brzezinski trong quyển « Totalitarian Dictatorship and Autocracy » đã đưa ra 6 đặc điểm của chế độ độc tài tòan trị, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :

1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée).

Những tác giả khác đề nghị những tiêu chuẩn khác để xem xét những chế độ độc tài tòan trị, nhất là cộng sản. Từ những sai lầm và quan niệm đơn giản hóa lịch sử của Marx, những nhà lãnh đạo chính quyền toàn trị cộng sản muốn tạo ra một xã hội hòan tòan mới, trong đó sẽ không có đấu tranh giai cấp, tranh chấp xã hội. Họ tìm cách thực hiện xã hội đó qua việc thực hiện lý thuyết củq Marx mà họ cho rằng là khoa học. Nhưng thực tế, lý thuyết này không có tính chất khoa học, và còn phản kinh tế, phản tiến bộ ( Xin xem thêm Phê Binh Lý thuyết của Marx của tác giả bài này trên www.danchu.net hay www.conong.com ). Ði từ ảo tưởng khoa học xã hội chủ nghĩa, khoa học lịch sử, những người cộng sản tự cho mình là đi đúng chiều hướng lịch sử, những ai đi ngược lại là phản động, vì vậy họ tự cho phép mình làm bất cứ một điều gì, nhất là khi họ có quyền, ngay cả việc bỏ tù, chém giết không duyên cớ, đày ải không xét xử. Ngày hôm nay những người phản động chính là những ngưới cộng sản, vì họ đi ngược lại ý nguyện, quyền lợi của dân, đi trái đà tiến bộ của nhân loại là đi đến dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.


Chế độ độc tài tòan trị phát xít ít nhấn mạnh đến ý thức hệ, nhưng nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cho rằng giòng giống Aryen của dân tộc Ðức là dân tộc ưu việt, khinh khi mọi giòng giống khác, nhất là dân tộc Do Thái. Theo Hitler và những người phát xít, thì giòng giống Aryen là giòng giống tinh khiết, trong sáng nhất, không có sự pha trộn những giòng giống khác, nên thông minh nhất. Ðây là một quan niệm hoàn tòan phản khoa học. Chỉ tiếc thay là một số dân tộc Ðức và một số trí thức đã nghe theo lời điên cuồng của Hitler, đi đến chỗ giết cả 7 triệu dân Do Thái và gây hấn chiến tranh với ngững quốc gia khác. Quả là một vết nhơ cho lịch sử dân tộc Ðức, mà khi được hỏi, những vị thủ tướng liên tiếp của Ðức như Kohl, Schroeder, rằng có nên quên giai đoạn lịch sử Hitler hay không, thì họ trả lời ngay rằng không nên quên, mà còn phải nhắc lại, để cho con cháu dân tộc Ðức không những không quên, mà còn suy ngẫm, tránh cho lịch sử tương lai không mắc lại những lỗi lầm đáng tủi nhục đó.


Chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít Hitler đều dựa trên những quan niệm sai lầm về khoa học. Không có một nhà khoa học nào chứng minh được rằng có một chủng tộc tinh khiết, không pha trộn, đó là sai lầm của Hitler và những người phát xít. Còn những người cộng sản, bắt đầu từ Marx, tự cho lý thuyết của mình là khoa học, tin rằng có khoa học xã hội, kinh tế, lịch sử.Không ! Không có khoa học chính xác về xã hội, kinh tế, lịch sử, vì chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội chỉ là những khoa học nhân văn, những biến cố của khoa học nhân văn không lập lại giống nhay như khoa học chính xác tón học, vật lý, thiên văn, vì thế , không thể có những định luật cho những khoa học này, mà chỉ có thể có những khuynh hướng, như theo ông Karl Popper, một nhà triết học và phê bình khoa học lớn của thế kỷ 20, những sách của ông đã được những người như thủ tướng Ðức hemut Kohl, Helmut Schmidt làm sásh gối đầu giường và thủ tướng Pháp Edgare Faure lập ra Hội những Người bạn của Popper vào những năm 80. Marx đưa ra như ng đ ị nh luậ t cho kinh tế và lịch sử là sai lầm. ( Xin xem thêm bài Sự Hồ Ðồ của Marx theo K. Popper của tác giả bài này trên http://www.danchu.nethttp://www.conong.com , http://anhduong.com ).


Chúng ta thấy cả 2 chế độ độc tài tòan trị cộng sản và phát xít có những điểm khác nhau ; nhưng cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều tôn thờ lãnh tụ, một bên là Hitler, Mussolini, bên kia là Lénine, Staline, Mao, Hồ, Kim Nhật Thành, Fidel Castro. Cả hai đều dùng bạo lực để đàn áp đối lập và người dân ; lúc đầu thì dùng bạo lực thiểu số như chân tay, bộ hạ cuồng tín để khủng bố đám đông ; sau đó lại dùng đám đông khủng bố lại thiểu số không cùng chánh kiến ; cả hai đều độc quyền bạo lực và truyền thông, không ngần ngại dùng bất cứ phương tiện truyền thông nào, ngay cả vu khống, bôi bác, bóp méo sự thật, lập đi lập lại những điều không có, a dua, vào hùa để bắt nạn nhân phải nhận tội, như hình thức tòa án nhân dân của cộng sản và cả của phát xít Hitler với những người Do Thái. Cả hai chế độ đều khai thác tối đa bản năng thấp hèn, thú vật của con người. Nói như ông Lê xuân Tá, một trí thức, một cán bộ truyên truyền cao cấp của cộng sản Việt Nam, nhưng nay đã nhìn thấy bộ mặt ác ôn, man dại của cộng sản : « Sự ngu muội và thấp hèn thường tự nó không gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực, rồi cấy vào đó chất men ghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỉ nhập tràng. Nó sẽ nhanh chóng ý thức được rằng các đe dọa quyền và lợi của nó lại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh.. Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và trà đạp bằng một sự căm hờn diên cuồng và man rợ… Nhưng may thay, lại chính những thứ độc dược đó đã kết lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận, sơ gan, cổ chướng trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm chế độ này không bị ai đánh mà tự chết. » ( Lê xuân Tá - Diễn Ðàn - số 27 tháng 2/1994 – Paris).

Thật vậy, lịch sử nhân lọai có nhiều trang sử đẫm máu và đau thương ; nhưng không có trang sử nào đẫm áu và đau thương như những trang sử viết nên bởi chế độ độc tài tòan trị phát xít Hitler, Mussolini và chế độ độc tài tòan trị cộng sản. Bảy triệu dân Do Thái chết oan uổng, đau đớn. Ðệ Nhị Thế chiến xẩy ra, lỗi chính là tại Hitler, với số nạn nhân gần 50 triệu người. Từ quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, qua các vụ đánh tư bản mại sản, « Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tạn ngọn ", qua những cuộc cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, số nạn nhạn cộng sản còn lên đến gần 100 triệu người, như những nghiên cứu của những sử gia Pháp Courtois, Margolin và một số người nữa trong Quyển Sách Ðen về Chủ Nghĩa Cộng sản ( Le Livrvre noire du Communisme).

Chính vì vậy mà chế độ độc tài tòan trị phát xít đã cáo chung, chế độ độc tài tòan trị cộng sản đã xụp đổ ở Nga sô và Ðông Âu. Ngày hôm nay chỉ còn lại 4 chế độ cộng sản trong 217 quốc gia trên thế giới. Giới lãnh đạo và một số trí thức hèn hạ hay ngu dốt của những chế độ này cố tình bênh vực những cái gì không thể bên vực đươc, cố tình đi ngược lại quyền lơi của dân và đà tiến bộ của nhân loại, là đi theo chiều hướng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền..

Bất cứ một chế độ độc đoán, độc tài nào, từ cổ chí kim, từ đông qua tây, từ phát xít đến cộng sả, đều dựa trên 2 cột trụ chính : đó là bộ máy quân đội, công an kìm kẹp và bộ máy tuyên truyền, vu khống, bôi bác hay che dấu sự thật. Chỉ cần nhìn vào phần trăm to lớn của ngân sách quốc phong, công an, thông tin tuyên truyến, và phần trăm bé nhỏ mà một chính quyền dành cho y tế, giáo dục, thì chúng ta cũng có thể nói chính quyền đó là một chính quyền độc tài hay không, có lo cho người dân hay không, vì y tế, giáo dục là 2 yếu tố quan trọng của đời sống người dân.

Chúng ta hãy cùng nhau xét bảng sơ lược về tổng sản lượng, vê phần trăm chi tiêu y tế, giáo dục và quân sự của một số quốc gia dưới chế độ độc tài toàn trị như Việt Nam, Căm Bốt, Trung Cộng, Bắc Hàn và một số quốc gia dưới chế độ dân chủ như Thái lan, Nam Hàn, Ðài loan, Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Ðức, Na Uy v.v, để nhìn thấy rõ chế độ nào phục vụ người dân.

QG: A ; B ; C ; D ; E ; F ; G ; H
Việt nam: 80 ; 35 ; 440 ; 2,8% ; 12,32$ ; 1,5% ; 6,6 $ ; 6,76 %
Thái lan : 21 ; 126 ; 2027 ; 5 % ; 101,35$ ; 2,1% ; 42,57$ ; 1,57 %
Ðài loan : 22 ; 442 ; 19625 ; 6,2% ; 1217 $ ; Khg rõ ; - ; 2,24 %
Nam Hàn: 48 ; 477 ; 9849 ; 3,6% ; 355$ ; 2,6% ; 256$ ; 3,11 %
Bắc Hàn: 23 ; 22 ; 959 ; Khg rõ ; - ; 1,9 % ; 18$ ; 8,00%
Lào: 5,5 ; 1,7 ; 305 ; 3,2% ; 10 $ ; 1,7% ; 6$ ; 0,83%
Căm bốt: 12 ; 4 ; 326 ; 2,00% ; 6$ ; 1,7% ; 6$ ; 2,11%
Pháp: 60 ; 1431 ; 24055 ; 5,8% ; 1395$ ; 7,3% ; 1756$ ; 2,18%:
Hoa kỳ: 387,4 ; 10 383 ; 36 128 ; 4,9% ; 1770$ ; 6,2% ; 2240$ ; 3,68%
Trung cộng: 1280 ; 1266 ; 989 ; 2,2% ; 22$ ; 2,0% ; 20$ ; 1,72%
Ðức: 82,4 ; 1984 ; 24 079 ; 4,5% ; 1 083 ; 8,1% ; 1 950$ ; 1,14%
Anh: 59 ; 1566 ; 26 457 ; 4,4% ; 1 164 ; 6,3% ; 1 667$ ; 2,58%
Na Uy: 4,5 ; 190 ; 42 328 ; 6,8% ; 2 878$ ; 6,8% ; 2 878$ ; 2,19%

(bảng so sánh)

( Những con số trên lấy từ quyển sách « l’Année stratégique 2005 sous la direction de Pascal Boniface » – Nhà xuất bản Armand Colin – Paris. Có một số con số được làm tròn, để dễ nhớ . Riêng về phân Tiền hàng năm tính theo đầu người về y tế và giáo dục là do tác giả bài này thêm vào.)

Chúng ta chỉ cần nhìn vào bảng số trên, bắt đầu bằng chi tiêu về y tế. chế độ độc tài cộng sản Việt Nam chi tiêu về y tế cho người dân thấp nhất không những so với những nước trong vùng mà có thể nói so với thế giới. Về tỷ lệ, cộng sản Việt Nam để ra 1,5% TSL quốc gia cho y tế, thua cả Lào và Căm Bốt là 1,7%, trong khi đó những chế độ dân chủ họ bỏ ra tỷ lệ cao về y tế, Thái lan là 2,1% ; Nam Hàn là 2,6% ; Hoa Kỳ là 6,2%, Anh là 6,3%, Ðức là 8,1%. Chi tiêu y tế tính theo đầu người hàng nam, Cong sản Viet Nam bỏ ra là 6,6$ ; Na Uy là 2878$ ; Anh là 1667$ ; Hoa Kỳ là 2240$.

Về giáo dục, chế độ độc tài cộng sản Việt Nam cũng là một trong những nước đứng cuối sổ. Việt Nam bỏ ra 2,8% TSL quốc gia cho giáo dục ; Na Uy là 6,8% ; Hoa Kỳ là 4 ,9% ; Pháp là 5,8%, chi tiêu tính theo đầu người hàng năm về giáo dục, thì Việt Nam là 12,32$ ; Na Uy là 2878$ ; Pháp 1395$ ; Hoa Kỳ là 1770$ ; ngay cả Thái lan cũng là hơn 100$ ; Nam Hàn là 355$ ; Ðài loan 1217$.

Ở trong bảng không có những con số chi tiêu về bảo vệ môi trưòng, nhưng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam chỉ bỏ ra 0,10% TSL quốc gia về môi trường, trong khi những nước trên thế giới họ bỏ ra ít nhất là 1% hay 2 hoặc 3%, gấp tứ 10 dến 30 lần.

Một dân tộc thở khi không khí ô nhiễm, y tế thiếu thốn, ăn uống thiếu dinh dưỡng, nên hơn 40% dân Việ Nam bị nhiễm bệnh lao, như chính Giám Ðốc cơ quan bài chống lao của Việt Nam tuyên bố trong kỳ Hội Nghị Quốc Tế bài chống lao họp ở Hà Nội vào đầu năm 2003.

Về quốc phòng hay nói khác đi là cơ quan quân đội, công an đàn áp dân, Bắc Hàn đứng đầu với tỷ lệ là 8% TSL quốc gia, Việt Nam đứng thứ nhì với 6,76% ; trong khi những nước dân chủ khác như Na Uy với 2,19% ; Ðức với 1,14%.

Những con số trên còn phản bác lại tất cả những luận cứ của một số trí thức cộng sản, hoặc vì ngu dốt, hoặc vì hèn hạ, bảo rằng cần cải tổ kinh tế trước, rồi cải tổ chính trị sau. Ðây cũng là luận điệu của một số ngưòi trong đó có cả những vị đã là thủ tướng, phó tổng thống dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa. Hỏi rằng, dưới chế độ độc tài cộng sản, dân không có sức khỏe, giáo dục thấp kém, vì giới lãnh đạo không lo cho người dân, làm sao mà có phát triển kinh tế như các nuớc dân chủ khác.

Không cần phải đi vào nghiên cứu, chỉ cần nhìn ở Việt nam, tình trạng trường sở đổ nát, giáo viên, giáo sư với đồng lương chết đói, nhà thương dơ bẩn, bác sĩ phần lớn không có lương tâm, dân phần lớn khi bệnh không dám đi bác sĩ, nhất là vào nhà thương, thì câu trả lời đã quá rõ ràng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm, vô lương tri, đến bất cứ từ khuynh hướng chính trị nào, mới bênh vực chế độ độc tài cộng sản hiện giờ.


Thật vậy, chế độ độc tài tòan trị cộng sản không những đã gây ra bao nhiêu đau thương cho nhân loại với cả trăm triệu người là nạn nhân của nó, mà còn tiếp tục ở một vài nước cộng sản còn lại trong đó có Việt Nam. Ðiều này ai cũng nhìn thấy, ngay cả những người cựu cộng sản.. Ông Robert Hue, cựu Thư Ký Thứ Nhất Ðảng Cộng sản Pháp, trong quyển « Communisme : la grande Mutation » cũng viết : » Chủ nghĩa Staline, đầu tiên và chắc chắn là một đại thảm họa cho con người : hàng triệu nạn nhân, những trại tập trung khủng khiếp, tính chất quái đản của những vụ xử kiện, quả thật là một chế độ giết ngườỉ ( Robert Hue - Communisme : la grande Mutation – trang 97- nhà xuất bản Stock – Paris). Ông Walter Veltroni, lãnh đạo đảng Dân chủ Xa hội Ý : « Chúng ta đã đặt ngang hàng chủ nghĩa Staline với chủ nghĩa phát xít Hitler, đặt ngang hàng trại tập trung cải tạo với lò giết người Auschwitz. Tôi thiết tưởng không còn cách nào nói thẳng thắn và rõ ràng hơn về 2 chế độ độc tài giết người đó " (Ðại hội Ðảng Dân chủ Xã hội Ý tháng 2 năm 1998).



Không còn chối cãi là thế kỷ 20 vừa qua, hai chế độ độc tài hữu phát xít và tả cộng sản đều gieo rắc tai họa, làm khổ người dân, nói chi đến phục vụ họ. Chế độ độc tài phát xít Hitler, Mussolini không còn nữa. Chế độ độc tài cộng sản đã sụp đổ ở Liên Sô và Ðông Âu, chỉ còn lại 4 nước, trong đó có Việt Nam. Dân Việt hãy cố gắng, kiên trì đấu tranh để giải thể chế độ độc tài tòan trị này, để xây dựng một chế độ dân chủ, trong đó một quyền căn bản của con người được tôn trọng, như đã đươc ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chỉ như vậy đất nước mơi có thể phát triển và theo kịp các nước chung quanh.

Paris ngày 2/01/2005

Trực ngôn Chu chi Nam

A= Dân số (triệu); B= Tổng sản lượng(TSL) (Theo tỷ $usd)
C= Sản lượng đầu người ( $) ; D= Phần trăm ngân sách giáo dục theo TSL
E= Tiền hàng năm cho giáo dục tính theo đầu người; F= Phần trăm ngân sách y tế theo TSL
G= Tiền hàng năm cho y tế theo đầu người; H = Phần trăm ngân sách quốc phòng theo TSL

nguon: GDP table
-----
Ghi chú:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, chẳng hạn, than rằng Việt Nam chỉ chi khoảng ba (3) Mỹ kim một tháng cho nền giáo dục những công dân son trẻ của mình. (3 Mỹ kim cho một học sinh trong một tháng? Bài báo không giải thích thêm! Theo Tân Hoa Xã 8/5/2006, ngân sách năm 2007 Hà Nội giành giáo dục thanh thiếu niên (1-18) là 35,5 USD/đầu người vùng thành thị, 41,8 USD/đầu người vùng đồng bằng và 51,4 USD/đầu người vùng miền núi – DCV).

- Hệ thống y tế ở Việt Nam, theo ghi nhận của Reuters, chỉ chiếm 1.45% trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP) $60 tỉ USD, tính theo thống kê năm 2006. Con số của năm 2005 là chiếm 1.48% của GDP.
(nguoi viet 4/2007)

Kinh tế:
- khoảng trước năm 1975:
* GDP/người/năm: của miền Nam VN hơn Đai Loan, Nam Hàn

. Tổng sản lượng Nam Han : 53 $usd / người/năm
. Tổng sản lượng Dai Loan: 55 $usd / người/năm
. Tổng sản lượng Nam VN : 83 $usd / người/năm

- năm 2006:
. Tổng sản lượng Nam Han : 18 000 $usd / người/năm
992 tỉ $usd / quốc gia / năm, với dân số là hơn 45 trieu người

. Tổng sản lượng Dai Loan: 16 000 $usd / người/năm

. Tổng sản lượng Nam VN : 790 $usd / người/năm
67 tỉ $usd / quốc gia / năm, voi dan so la 84 trieu nguoi
----
- NHAT BAN CHI CAN 20 NAM SAU CUOC CHIEN (1945-1965)DA PHAT TRIEN DDUOC DAT NUOC. NHUNG NGUOI NGU XUAN KHONG BAO GIO DAM NHIN NHAN LA MINH NGU. NHAT BAN LANH 2 QUA BOM NGUYEN TU MA CHI CAN 20 NAM DDA PHUC HOI. CONG SAN DDA LA`M HO?NG DDAT NUOC VIETNAM

* GDP/nguoi/nam và tăng trưởng: cua mien Nam VN hon Dai Loan, Nam Han
- trước năm 1975:
Tong san luong Nam Han : 53 $usd / nguoi/năm
Tong san luong Dai Loan: 55 $usd / nguoi/năm
Tong san luong Nam VN : 83 $usd / nguoi/năm

Theo courrier international (Fr) 2007, với những con số của cuối 2005, đầu 2006:
- năm 2005-2006:
Nam Hàn:
Tổng sản lượng Nam Hàn: 992 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng Nam Hàn : 20240 usd $ người/năm
dân số : 49,0 triệu

Thái:
Tổng sản lượng : 227 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 3420 usd $ người/năm
dân số : 66,5 triệu

Singapour:
Tổng sản lượng : 149 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 32030 usd $ người/năm
dân số : 4,4 triệu

Đài Loan:
Tổng sản lượng Dai Loan: 16 000 $usd / nguoi/nam

Nhật:
Tổng sản lượng : 5290 tỉ usd $ quốc gia/năm

Đức :
Tổng sản lượng : 3280 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng : 39710 usd $ người/năm

Anh:
TSL quốc gia hàng năm là 2570 tỉ $usd

Pháp:
TSL quốc gia hàng năm là 2520 tỉ $usd

Mỹ:
Tổng sản lượng Mỹ : 13080 tỉ usd $ quốc gia/năm
Tổng sản lượng Mỹ : 46280 usd $ người/năm
dân số : 302,1 triệu

Tàu:
TSL quốc gia hàng năm là 3010 tỉ $usd

Nga: (thấp hơn)

VN:
Tổng sản lượng VN: 67 tỉ usd $ quốc gia/năm
(trong đây phải tính: Việt kiều gởi về 5 tỉ $usd/năm chính thức, không kể chui; lao động ngoại quốc gởi về 1,5 tí $usd/năm; bán dầu 1,5 tỉ $usd/năm; quốc tế viện trợ 1,2 tỉ $usd/năm; ...)
Tổng sản lượng VN: 790 usd $ người/năm (đây là tính đổ đồng đầu người, thực chất là khoảng cách giàu nghèo rất chênh lệch gưữa thành thị và nông thôn, giữa cán bộ cs và dân)
dân số : 85,3 triệu

VN cần 197 năm để đuổi kịp Singapour; 150 năm kịp Nam Hàn; 25 năm kịp Thái

TSL: Thứ nhất là : Mỹ; 2 là Nhật, Ba là Đức, 4 là Tàu 3010 tỉ; 5 là Anh, 6 là Pháp


----
bcx: lích sử 0704
Ðánh Giá Di Sản Ông Hồ Chí Minh Qua Hiện Tình Ðất Nước

Aucun commentaire: