1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

jeudi 19 avril 2007

Iraq: Rút quân: Thất sách trong đối ngoại

Rút quân: Thất sách trong đối ngoại


Nguyễn Khoa Thái Anh


Rút Quân: Một Điều Thất Sách Trong Chiến Lược Đối Ngoại


Không đúng như binh pháp “tam thập lục kế dĩ đào vi thượng,” nôm na là: “Trong băm sáu kế, rút lui là hay nhất,” trong binh thư thời nay không có chiến lược nào tệ hại hơn chuyện tẩu vi thượng sách cả, tức là xâm lăng nước khác rồi bỏ rơi họ sau khi góp phần làm tan hoang xã hội người ta. Đối với một cường quốc như Hoa Kỳ chính sách đối ngoại lại càng cho thấy chuyện triệt thoái quân sự không những là một yếu kém về binh lực mà còn thể hiện sự thất bại về mục tiêu, kế hoạch và đường lối thực hiện.

Trong vòng hai thế kỷ qua, Việt Nam và Ba Tư (Iraq) – mà gần đây Thượng nghị Viện (quốc hội) Mỹ đang bỏ đa số phiếu thuận cho việc rút lui khỏi Iraq – là hai thí dụ điển hình nhất trong vấn đề thất sách này. Bất kể chuyện lý giải hay viện cớ thế nào đi nữa, rút quân là một phương kế vô trách nhiệm nhất trong chính trị địa dư của Hoa Kỳ. Không ý thức được vai trò của mình trên thế giới trong thời hậu 9/11, thể chế lưỡng đảng của Hoa Kỳ thay vì hợp nhất để lãnh đạo, họ lại tự xâu xé và quy buộc nhau vì chuyện đối ngoại.

Là nạn nhân của sự thất bại về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam – mà hậu quả là một sự thảm bại hoàn toàn và ô nhục trong thế kỷ qua – tôi biết quá rõ kết cục của cuộc triệt thoái Iraq (có khác gì cuộc tháo chạy ở Việt Nam?) và khi nó đến sẽ đưa Hoa Kỳ về đâu: một sự tuột dốc không phanh về uy tín và một hội chứng (Việt) chủ bại mới, không kể ảnh hưởng nghiêm trọng của sự thất bại này đối với các quốc gia liên đới. Hãy hình dung đến sự chi phối của giáo phái Shiite của Iran và ảnh hưởng xâm lấn đến các nước lân cận như Iraq, Syria, Lebanon, Afghanistan, sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq. Chưa nói đến cán cân của Do Thái khi họ nhập trận sẽ gây ra sự kết bè và nổi dậy của khối Ả rập cực đoan.


Ta toàn thắng
Nguồn: http://home.ca.inter.net/ Ảnh courtessy of Monet's Cartoons ©
--------------------------------------------------------------------------------

Ba mươi hai năm sau cuộc chiến bại Việt Nam, Hoa Kỳ không cần phải được nhắc nhở là cuộc chiến dân chủ và tự do đó đã làm thiệt mạng đến hàng triệu sinh linh, kể cả các cuộc di tản kinh hoàng, vô tiền khoáng hậu đã làm cạn kiệt lòng nhân ái và các nguồn tài chính của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là không nói đến sự đàn áp hàng thập niên trước mà gần đây được Hà Nội áp dụng thẳng tay đối với các người không đồng chính kiến. Tất cả đều là nguyên nhân của “câu chuyện còn dang dở” cũng như điều “chưa nhập tâm bài học chiến tranh” vừa qua của Hoa Kỳ.

Tất nhiên, hai cuộc tham chiến Việt Nam và Iraq đều khác nhau về cả nguyên do lẫn bản chất. Ở Việt Nam, những định hướng về quốc gia dân tộc đã thấm nhuần với dân trí từ lâu, trước khi Mỹ bắt đầu nhúng tay vào. Dù gì đi nữa sự rút lui của Hoa Kỳ đã làm ra những bãi tha ma ở Campuchia và sự bóp nghẹt tiếng nói dân chủ ở Việt Nam, để ngày nay Mỹ vẫn tiếp tục nhân nhượng cho chế độ độc tài Hà nội.

Ở Iraq, việc lật đổ một lãnh tụ độc ác tham tàn đã mở màn cho một cuộc phân tranh tôn giáo, để lộ một sự rạn nứt lâu đời và sôi sục của các phe phái có quyền và mất quyền lực – Sunni, Shiites, và Kurds – trong khi thì những phần tử trung hòa, chừng mực vẫn yên lặng không dấn thân. Ít ai chối cãi được cuộc tấn công Iraq là một dự án thiếu chuẩn bị rốt ráo, ngay cả không cần thiết. Trường hợp xấu xa nhất đối với Hoa Kỳ không phải là vì sao nước Mỹ bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh này mà chính là sự chia rẽ của một thể chế lưỡng đảng, trong đó lúc nào một trong hai đảng cũng tìm thế thượng phong bằng cách hạ nhục và bôi bác đảng kia.

Chính trị chia kéo của chế độ lưỡng đảng hình như không muốn tìm ra một giải pháp chung cho vấn đề Ba Tư. Nan đề của nước Mỹ là một sự thiếu chủ đích và một định nghĩa rõ nét về hướng đi của quốc gia mình. Vấn đề này không chỉ thu hẹp trong chính quyền Bush hay quốc hội hiện nay. Từ Vũng Lầy Con Heo [Cuộc đổ bộ ở Bay of Pigs, Cuba do nhóm quân lưu vong Cuba được CIA huấn luyện, mong chiếm lại Cuba cho Mỹ, (1961) của tổng thống Kennedy] cho đến Johnson và Nixon và cuộc chiến Việt Nam (1964–1973), cho đến vụ tổng thống Reagan's Contras (1980–1986) [quân kháng chiến Nicaragua do CIA tài trợ bằng tiền bán vũ khí cho Iran) cho đến Iraq của Bush cha (1991)], và nay Bush con (2003 –?), hình ảnh một nước Mỹ háo chiến không lúc nào là không bị cân bằng với sự chống đối và đả đảo ồ ạt của dân chúng Mỹ.

Điều này cho thấy chính quyền (dân chủ) Mỹ đã không vận động được sự ủng hộ và hậu thuẩn của quần chúng trong mục tiêu và chính sách đối ngoại, mặc dù họ có muốn chính sách mình là Bồ câu, Diều hâu, chuộng can thiệp hay thích bế quan tỏa cảng (co cụm lại) gì đi nữa. Đã không có một sự đồng thuận nào về quyền lợi và ý chí trong dân sinh Mỹ, xứng đáng với vai trò chủ đạo của Hoa Kỳ trong tình thế hiện nay trên thế giới. Mặc dầu sự phân chia (mà ta có thể gọi là đa nguyên) trong nước như vậy, Hoa Kỳ vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận là một ngọn hải đăng cho dân chủ và nhân quyền. Vẫn biết rằng đối với một số người, luận điệu dân chủ là một mỹ từ hơi bị lạm dụng, được tung ra trong các bài diễn văn như là một linh đơn chữa được nhiều bệnh cho các nước độc tài, nhưng đối với Việt Nam mục tiêu dân chủ là vấn đề đích thực có thể đạt được và mang nhiều hứa hẹn.

Trong khi đa số người Mỹ đang muốn rút quân khỏi Iraq – và có lẽ đây là một hồi kết nhục nhằn cho một vấn nạn quá tốn kém – tôi lại không chống chuyện rút quân bằng chống quan điểm: Hoa Kỳ có thể xâm chiếm bất cứ một quốc gia nào rồi bỏ rơi nó, mặc cho tanh bành đến đâu.

Cuộc chiến Iraq đã đến từ ý tưởng “khi quốc gia của bạn đứng lên vì dân chủ, Hoa Kỳ sẽ chung lưng đấu cật với bạn". Nhưng không có ai muốn đứng chung với một quốc gia sắp sửa rơi vào vô vọng vì chính thể lưỡng đảng đang chối từ vai trò lãnh đạo của họ để mong được hưởng lợi trong cuộc tranh cử tổng thống sắp đến. Do đó trong vấn đề Iraq, Mỹ bắt buộc phải học thuộc và tuân thủ hệ luận của ông cựu bộ trưởng ngọai giao Colin Powell: “Khi mình làm đổ bể một món hàng gì, thì tất nhiên nó phải thuộc trách nhiệm và sở hữu của mình”.

© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------

Lời tác giả: Vì tin rằng người Việt phải chủ động trong chuyện giải quyết và chọn tương lai cho chính mình và đất nước, tôi không bao giờ chủ trương chuyện can thiệp của Mỹ trong chiến trường Việt Nam.

Bài bình luận trên (ngắn hơn) bằng Anh ngữ được đăng trên Nhật báo San Francisco Chronicle, thứ Hai, 16 tháng 4, 2007.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3257

-----
Re: Rút quân: Thất sách trong đối ngoại
2007-04-19 01:53:35

NVN


Trích: Là nạn nhân của sự thất bại về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam – mà hậu quả là một sự thảm bại hoàn toàn và ô nhục trong thế kỷ qua ....

Tác gỉa chỉ thấy mình là "nạn nhân của Mỹ" mà không thấy 80 triệu người VN trên nữa thế kỷ nay là nạn nhân của CSQT/CSVN.

Sau đệ nhị thế chiến, có 3 nước bị chia đôi (Đức, Việt, Hàn Quốc) và Mỹ đều đóng quân ở 3 nước này.
Dân Đức và Hàn Quốc chẳng bao giờ than là "nạn nhân" của Mỹ ( nên nhớ tới thời điểm này lính Mỹ vẩn còn hien diện ở 2 nước này).

Cái ngạc nhiên hơn, chính những trí thức tả VN (Thân Cộng), trong những năm 60/70 adua bọn trí thức tả phương tây xuống đường "Chống Mỹ Cưú Nước" ở Paris,Hoa-Thịnh-Đốn,Bá-Linh, London,....ngày hôm nay lại than mình là "nạn nhân của sự thất bại".

Mỹ thí VN đễ làm sụp đổ khối CSQT thì ai "thảm bại" và "ô nhục" hở tác gỉa ? Mỹ và Thế Giới Tự Do hay Khối CSQT và CSVN ?

Không có Mỹ thì thế giới này đã có thể lọt vào tay Phát-Xít Hitler.
Không có Mỹ thì thế giới này đã có thể loạt vào tay CSQT.
Không có Mỹ thì thế giới nay đã có thể loật vào tay Hồi Gíao.
Không có MỶ thì thế giới này sẽ có thể lọt vào tay TQ ?

Trước khi than thở và chửi rủa người khác, tác gỉa có bao giờ suy gẩm về hành động của mình trong qua khứ chưa nhỉ ?...và ngay cả trong hiện tại khi Mỹ đã trở lại VN tác gỉa có còn thấy mình là nạn nhân và Mỷ là ô nhục/thảm bại nửa không ?
------------------------------------------------------------------------------------Đó có phải là Phong Cách của trí thức tả VN đã từng một thời hồ hởi phấn khởi "Chống Mỹ Cứu Nước", khi tác gỉa đã từng ngợi ca:
Tôn Nữ Thị Ninh có công đóng góp nhiều nhất cho VN ( và không bao giờ nói rõ là công gi!), Nguyễn Khoa Điềm (Hùng thần báo chí VN) có đời sống rất đơn gỉan sau khi bị đảng về vườn và đang đốt đuốc đi tìm người CS chân chính thế kỷ 21 !

Ai là người cộng sản chân chính? / tác gỉa NKTA
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7883&rb=0401

Aucun commentaire: