Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ không thăm Mỹ trong năm nay?
2007.05.26
Việt Long – Bùi Tín, đài RFA
Tin của báo Straits Times phát hành ở Singapore hôm thứ năm cho hay chuyến công du sang Hoa Kỳ của chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, sẽ bị đình hoãn và khó lòng diễn ra trong năm nay. Chúng tôi liên lạc với ông Bùi Tín ở Paris để nhờ kiếm chứng tin này, và hỏi thêm về viễn ảnh mối quan hệ Việt Mỹ trong tương lai, cùng những lý do xa gần khiến chuyến đi gặp trở ngại.
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
Ông Christopher Hill, Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương, và Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết hôm 23-5-2007. AFP PHOTO
Ông Bùi Tín là cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên là phó tổng biên tập báo Nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân chủ nhật, khi ông còn là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện ông sinh sống tại Paris. Cuộc phỏng vấn do Việt-Long thực hiện.
Việt Long: Có tin từ báo Straits Times của Singapore là chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ có thể bị hoãn. Theo ông, nếu hoãn thì do phía Việt Nam hay phía Hoa Kỳ ?
Ông Bùi Tín: Vừa nhận tin trực tiếp từ Hà Nội cho biết chuyện hoãn đó là có thật, và ở Hà Nội nhiều tin cho là không những hoãn mà chuyến đi này không được đặt ra trong năm nay. Ông Christopher Hill của Mỹ đã ở Hà Nội thưong lượng những chi tiết cuối cùng cho chuyến đi của ông Triết.
Tin từ Hà Nội cũng cho biết là ông Hill có chuyển yêu cầu của phía Mỹ, là đình chỉ đợt gọi là khủng bố các nhà dân chủ, thả tất cả những người mới bị tù, kể cả những người bị giam trước ba vụ án “bịt miệng”. Phía Hà Nội tỏ ra không chấp nhận yêu cầu đó, khăng khăng cho là chuyện đó thuộc nội bộ, thựôc chủ quyền của Việt Nam.
Do đó thương lượng đã bị đứt, và chuyến đi này có thể nói là bị huỷ bỏ, vì có thương lượng lại thì là cho chuyến đi sau. Ở Hà Nội cũng nói là có ảnh hưởng đến chuýên đi của ông Dũng, ông này muốn thăm Mỹ trong năm nay.
Vì nhân quyền hay Trung Quốc?
Nguyên nhân sâu xa thì không phải chỉ là chuyến đi của ông Triết sang Trung Quốc, mà ở đằng sau còn có những thế lực ngầm, ngăn cản không những chuyến này mà còn cả những quan hệ với Mỹ. Giang Trạch Dân trong những cuộc gặp riêng các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và nhất là ông Lê Khả Phiêu, có ghé tai ông Phiêu nói là đối với Mỹ thì ta vẫn phải coi là kẻ thù chứ không có đối tác gì cả.
Ông Bùi Tín
Việt Long: Báo chí ngoại quốc thì cho là chuyến đi hoãn vì nhân quyền, nhưng cũng có ý kiến nói là gần đây dường như Trung Quốc tỏ ý không hài lòng về việc đó. Theo những tin tức ông nhận từ Hà Nội thì lý do nào khiến Việt Nam có thể ngần ngại trong chuyến đi này?
Ông Bùi Tín: Lý do trực tiếp là đợt khủng bố những nhà dân chủ. Và Việt Nam cứ nghĩ rằng tư bản đã vào, đã mắc môi thì sẽ nghiện lợi nhuận, không thể nhả ra, nên phía Việt Nam làm cao, không chịu nhượng bộ.
Nguyên nhân sâu xa thì không phải chỉ là chuyến đi của ông Triết sang Trung Quốc, mà ở đằng sau còn có những thế lực ngầm, ngăn cản không những chuyến này mà còn cả những quan hệ với Mỹ. Giang Trạch Dân trong những cuộc gặp riêng các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và nhất là ông Lê Khả Phiêu, có ghé tai ông Phiêu nói là đối với Mỹ thì ta vẫn phải coi là kẻ thù chứ không có đối tác gì cả.
Cho nên tôi cho rằng có một lực lượng đằng sau rất ngại quan hệ với Mỹ, vì sợ quan hệ đó dẫn tới dân chủ và thế là kết thúc chế độ độc đảng ở Việt Nam.
Việt Long: Căn cứ trên cách hành xử của Việt Nam về ngoại giao xưa này thì liệu Việt Nam có thể nhượng bộ về nhân quyền để cho chuyến đi này trôi chảy hay không?
Ông Bùi Tín: Tôi cho là vịêc này thì vẫn ở trước mắt, tuỳ vào thái độ sắp đến của Trung ương và của bộ chính trị. Nhưng khi họ cân nhắc thì khó có thể nhượng bộ. Họ rât sĩ diện, và nghĩ là nếu lùi một bước thì sẽ phải lùi hai ba bước nữa......
Quan hệ Việt-Mỹ
Việt Long: Nếu Việt Nam không nhượng bộ về nhân quyền để chuyến đi của chủ tịch Nguyễn Minh Triết được trôi chảy thì mối quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến về hướng nào?
Cho nên vẫn có một cánh bảo thủ, rất ít thôi, nhưng vẫn còn ảnh hưởng. Tôi nghĩ là ngày nay, trong trung ương Đảng, trong bộ chính trị, phải có một sự lựa chọn rõ ràng. Hiện nay thì rõ ràng thiên về Trung Quốc hơn, về mặt chính trị, nhưng thiên về phía (phương tây) hơn, nếu xét về mặt kinh tế và tài chính.
Ông Bùi Tín
Ông Bùi Tín: Sẽ trở nên rất căng thẳng. Lúc ấy có những khó khăn thì phía Trung Quốc sẽ cố kéo. Như vừa rồi Trung Quốc cố kéo vấn đề địên, gang thép, rồi thì khai thác nhôm ở Lâm Đồng.
Cả những vấn đề như khai thác dầu, xây dựng các cảng, họ cũng đang ướm để kéo Việt Nam, là nếu có khó khăn gì về kinh tế thì Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ. Rồi còn cái ‘16 chữ vàng’ (về quan hệ Việt Trung), rồi thì cái ‘hai hành lang và một vành đai’, đã được ông Triết nói rất rõ trong thời gian gặp Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa rồi.
Việt Long: Với những dữ kiện ông vừa nêu ra thì có phải sự đình hoãn chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết là dấu hiệu đầu tiên của việc Việt Nam sẽ ngả sang phía Trung Quốc nhiều hơn là phía Hoa Kỳ không?
Ông Bùi Tín: Tôi nghĩ rằng vấn đề khó khăn giữa hai nước là hịên nay Việt Nam phải có sự lựa chọn. Trong nước hiện nay rất chia rẽ, ngay trong chính quyền. Các nhà kinh tế, ngoại giao thì muốn quan hệ đó thăng bằng.
Nhưng một lực lượng ẩn đằng sau thì muốn kéo, theo phương châm như Trung Quốc hay nói, là “nhất biên đảo, y biên thảo” tức là đã dựa thì dựa hẳn một bên, chứ dựa cả hai bên thì chông chênh lắm.
Cho nên vẫn có một cánh bảo thủ, rất ít thôi, nhưng vẫn còn ảnh hưởng. Tôi nghĩ là ngày nay, trong trung ương Đảng, trong bộ chính trị, phải có một sự lựa chọn rõ ràng. Hiện nay thì rõ ràng thiên về Trung Quốc hơn, về mặt chính trị, nhưng thiên về phía (phương tây) hơn, nếu xét về mặt kinh tế và tài chính.
Vì người ta cũng đã tính rằng hiện nay mức đầu tư của các nước phưong tây, của kẻ thù cũ đó, chiếm tới 92% , kể cả của Ngân hàng Thế Giới WB và của IMF. Còn những cái giúp đỡ khác của Trung Quốc, của Cuba, của Ấn Độ... thỉ chỉ chiếm có 8% thôi. Ngày nay cái giằng co về chính trị về kinh tế đã đến lúc phải ngả hẳn.
Nếu muốn phát triển tốt đẹp thì chính trị phải đi cùng với kinh tế, phải ngả về phía các nước dân chủ, và Liên Hiệp Quốc. Nếu mà chỉ nghĩ riêng về mặt chính trị để duy trì chế độ độc đảng, thì phải ngãng phía Mỹ ra và phải gắn chặt với Trung Quốc.
Tôi nghĩ là hiện nay hai lực lượng vẫn đang còn đấu với nhau, suốt từ Đại hội VII đến nay, chưa ngã ngũ.
Việt Long: Xin cám ơn ông Bùi Tín.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết có thể bị đình hoãn
Phó thị trưởng San Jose kêu gọi ngưng bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi thế giới bênh vực cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam
Amnesty International: Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận
Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Đức muốn tăng tiến các quan hệ với Việt Nam nhưng quan ngại về nhân quyền
Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam
Phương Nam Ðỗ Nam Hải: Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách
Tổng Thống Ðức đặt vấn đề nhân quyền với Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire