Taipei nổi nóng với Hà Nội
Roger Mitton – Phan Tường Vi lược dịch
Hà Nội đối diện với sự phẫn nộ của Đài Bắc vì nhượng bộ Bắc Kinh
Đài Loan cắt viện trợ kỹ thuật cho Việt Nam sau khi chuyến tham dự hội nghị của phái đoàn Đài Loan bị hủy bỏ.
HÀ NỘI – VIỆT NAM có nguy cơ bị phương hại quan hệ kinh tế với Đài Loan vì ngăn chận không cho phái đoàn doanh nghiệp Đài Loan tham dự Hội nghị Đông Á về Chính sách và Luật Cạnh tranh tuần rồi trước áp lực của Trung Quốc.
Một ngày trước khi đoàn đại biểu Đài Loan dự trù bay qua Hà Nội, họ nhận được tin rằng họ sẽ không được phép nhập cảnh.
Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên Đài Loan bị ngăn cản tham dự buổi họp hằng năm.
Sự hủy bỏ vào phút cuối này làm Đài Bắc phẫn nộ, Đài Bắc tuyên bố ngay lập tức là họ sẽ hủy bỏ sự trợ giúp kỹ thuật cho Ban Quản trị Cạnh tranh của Việt Nam.
Đài Loan cũng nhắc nhở Hà Nội rằng họ đã và đang phát triển luật cạnh tranh trong 15 năm qua và họ có thể có đóng góp gía trị cho buổi hội nghị này, được tổ chức trong hai ngày 3 và 4 tháng 5.
Hà Nội, tuy vậy, đang hy vọng cơn thịnh nộ của Đài Loan trôi qua nhanh.
Phó Chủ tịch Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Phó Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp các nước tiểu vùng sông Mekong
Nguồn: www.toquoc.gov.vn
--------------------------------------------------------------------------------
Ông Hoàng Văn Dũng, chủ tịch Hội đồng Thương mãi Việt Nam-Đài Loan, nói: “Tôi nghe nói ủy ban mậu dịch của Đài Loan sẽ chấm dứt sự trợ giúp kỹ thuật, nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ gây nên một tổn thương dài lâu đến quan hệ giữa Đài Loan và Việt Nam.”
Có lẽ là không, nhưng Việt Nam sẽ mất mát nhiều nếu các hãng xưởng Đài Loan xét lại chuyện đầu tư của họ ở Việt Nam do nhận thức rằng Hà Nội đã nhượng bộ quá đáng để chìu lòng Bắc Kinh.
Hôm 18 tháng Tư, một phái đoàn Đài Loan do Thứ trưởng Kinh tế Fadah Hsieh cầm đầu viếng thăm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một cách lặng lẽ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho đảo quốc này được tham dự sự hội nhập kinh tế trong vùng.
Thư trưởng Fadah Hsieh
Nguồn: www.moea.gov.tw
--------------------------------------------------------------------------------
Phái đoàn này đã nói với Thủ Tướng Dũng rằng Đài Loan là một trong những nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, và báo cho biết trước rằng những đầu tư trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nếu đảo quốc này bị gạt ra ngoài bất cứ những buổi họp trong vùng nào được tổ chức ở Hà Nội.
Năm ngoái, Đài Loan đầu tư hơn 8 tỉ Mỹ kim vào Việt Nam, trong lúc tổng số đầu tư của Trung Quốc chỉ ở mức 1 tỉ Mỹ kim.
Bà Nguyễn Thu Hoàng, vụ trưởng đặc trách Trung Quốc của Phòng Thương mãi và Kỹ nghệ Việt Nam, nói rõ: “Hiện giờ đây, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan mạnh mẽ một cách đặc biệt.”
Đầu năm nay, công ty Foxconn có trụ sở nằm ở Đài Bắc, là một công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới cho hay họ sẽ đầu tư 5 tỉ Mỹ kim xây dựng những công xưởng nằm phía bắc Hà Nội. (xem bài cũ của DCVOnlinetháng 1/2007: Công ty điện tử Đài Loan đầu tư 5 tỉ Mỹ kim vào Việt Nam )
Vì bị cưỡng bức mà hủy bỏ sự tham dự của phái đoàn Đài Loan lần này là biến cố mới nhất trong một loạt các hành vi can thiệp của Trung Quốc nhằm áp lực Việt Nam cắt đứt mối quan hệ của mình và đảo quốc Đài Loan, mà Trung Quốc vốn xem như là một tỉnh phản loạn.
Năm rồi, Trung Quốc cố gắng thuyết phục Việt Nam đừng mời Đài Loan tham dự Hội nghị Hợp tác Kinh tế vùng Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) hôm tháng 11.
Nhưng Việt Nam chống lại áp lực này và đã cho phép Đài Loan gởi đoàn đại biểu của họ đến tham dự.
Tuy nhiên, lần này, sự cưỡng chế quá mạnh và Hà Nội không nghĩ rằng nó xứng đáng để phải chịu sự phiền toái từ phía Bắc Kinh, đặc biệt ngay trước cuộc viếng thăm Trung Quốc của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ xảy ra tuần tới.
Cũng mới đây thôi, đã có một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Hà Nội và Bắc Kinh về quyền đánh cá và những giàn khoan dầu ngoài khơi quanh quần đảo Trường Sa ở biển Nam Hải.
© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Hanoi faces Taipei wrath after caving in to Beijing, Roger Mitton, The Straits Times (Singapore), May 10, 2007
dcv
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire