1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mercredi 16 mai 2007

Sự nghiệp chính trị của ông Chirac

Sự nghiệp chính trị của ông Chirac


Ông Jacques Chirac thời trẻ đã được lòng dân chúng
Cánh màn đang khép lại trên sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 40 năm của ông Jacques Chirac, người giữ chức tổng thống Pháp suốt 12 năm qua.
Ông đã mất khá nhiều thời gian và phải ba lần ứng cử mới giànhđược chức tổng thống vào năm 1995.

Trên trường quốc tế, ông chắc sẽ được nhớ tới nhờ phản đối cuộc chiến tranh Iraq, điều đã mang lại cho ông sự ủng hộ của người dân cả trong nước Pháp lẫn ở hải ngoại. Thế nhưng viễn cảnh của ông về châu Âu như một thế đối chọi lại sự thống lĩnh của Hoa Kỳ gần như chết yểu.

Ông Chirac dường như đã không hồi phục hoàn toàn sau khi dân Pháp bỏ phiếu chống lại bản Hiến pháp chung châu Âu trong kỳ trưng cầu dân ý năm 2005.

Gia đình ông xuất thân từ khu nông thôn Correze của Pháp và ông Chirac là người đấu tranh lâu dài cho quyền lợi của nông dân. Với tư cách là tổng thống Pháp, ông đã phải 'chinh chiến' với nhiều quốc gia, trước hết là Anh quốc, để chống lại cải cách hệ thống trợ giá nông nghiệp của châu Âu.

Đường quan lộ

Ông Jacques Chirac bước vào Quốc hội Pháp vào cuối thập niên 1960 và nhanh chóng trở thành thứ trưởng.

Ông đã hai lần làm thủ tướng, trong hai nhiệm kỳ đó có thời kỳ hai năm khó khăn theo chế độ cohabitation, khi ông là thủ tướng theo phe trung hữu còn tổng thống Francois Mitterrand thì lại theo trung tả.

Ông Chirac cũng giữ chức thị trưởng Paris trong 18 năm, hồi đó ông bị cáo buộc tham nhũng.

Nhiều người Pháp nay nhìn về hai nhiệm kỳ của ông tại Điện Elysee như thời gian nước Pháp lâm vào trì trệ, khi ông không đưa ra được cải cách về kinh tế và xã hội và nước Pháp dường như đánh mất vị thế quốc tế của mình.

Thế nhưng ông Jacques Chirac vẫn còn là một nhân vật chính trị quan trọng với các nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa Pháp và các cựu thuộc địa tại Trung Đông và châu Phi cũng như lập trường chống chủ nghĩa cực đoan và bài Do Thái tại quốc nội.

Ông là tổng thống Pháp đầu tiên xin lỗi về cách đối xử của Pháp đối với người Do Thái trong Thế chiến thứ hai

Aucun commentaire: