Tìm Hiểu HƯ THỰC " Saigon et moi "
LTS : Nhân dịp tháng 4 đen, chúng tôi xin trích dẫn bài viết dưới đây để phơi bày sự thật quyển sách SAIGON et MOI không có thật in ấn và phát hành tại Pháp như sau :
Tìm Hiểu HƯ THỰC " Saigon et moi "
do Vũ Hải Hồ dịch Thuật Liên Quan Tướng Dương Văn Minh như thế nào ?
Nguyễn Trần Việt
Như chúng ta đã biết, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, có nhiều chuyện đã được bạch hóa hồ sơ về những ngày cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa, nhờ sách báo cũng như sự giải mật tài liệu của chánh phủ Hoa Kỳ, nhân đây để Tìm Hiểu Hư Thực "Saigon et Moi" như thế nào? Xin trích dẫn lần lượt để quý độc giả cùng nhau thẩm định như sau : Mãi đến tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 phát hành tại miền Nam nước Đức, do hai nhóm Hướng Việt và Khởi Hành chủ trương & thực hiện, đăng tóm lược hồi ký của Mérillon Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam (Những ngày Cuối cùng của VNCH) từ trang 02 đến trang 07, và viết Lời Toà Soạn (LTS) như sau :
LTS : Tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cộng Hòa RPR), Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuc, chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ, Paris , để biết được ít nhiều thêm về những việc làm của những vị đã, đang cầm vận mệnh đất nước cũng như những thế lực ngoại bang trong những ngày hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa.
Báo Viên Giác số 80, phát hành tháng 4 năm 1993 cũng tại nước Đức đã đăng đề tài nêu trên, từ trang 64 đến trang 69, nhưng có thêm phần Lê Đức Thọ Sỉ Mạ Tôi và Các Tướng Lãnh Bị Nhốt Tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng không có LTS, được biết bài này đã được tạp chí Dân Tộc Việt đăng trước, báo Viên Giác trích đăng lại với tựa như sau :
18 năm sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam , nghe lại lời kể của Đại Sứ Pháp Về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
(bài này đã đăng quá nhiều báo đăng nên không cần trích ra đây cho mất thời giờ).
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 109 tháng 4 năm 1993 đăng từ trang 42 đến trang cuối là 108, phát hành tại Hoa Kỳ cũng đề tài trên, ngoài ra có lồng hình của ông Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Bình, trong Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Ngày 23-03-1985, tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Hesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cng Hòa RPR), Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có. Theo một nguồn tin
được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuc chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Paris .
Tóm lược cuốn hồi ký của MÉRILLON, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Vũ Hải Hồ
Nếu chúng ta so sánh Lời Tòa Soạn của báo Dìễn Đàn Việt Nam và báo Ngày Nay, thì thấy tên các nhân vật Pháp khác nhau : Pierre Mesmer/ Pierre Hesmer - Jacques Hunzinger/ Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp). Đặc biệt báo Ngày Nay xác nhận đăng thêm : "Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có "
Riêng báo Đất Mẹ 56 phát hành tháng 4 năm 1995 tại Houston, Texas USA do ông Nguyễn Phi Thọ làm chủ nhiệm & chủ bút cũng đăng đề tài trên từ trang 21 đến trang 33, với Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Nhân ngày 30 tháng 4 năm 1995, tưởng nhớ một kỷ niệm đau buồn : Miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng trăm ngàn quân cán chính phải đi vào vòng lao tù cả đến hàng chục năm. Đây là hậu quả của một nhóm người không có khả năng lãnh đạo đất nước, đã tự ý quyết định những giải pháp ngu xuẫn trong những giờ phút hấp hối của VNCH. Lời kể lại của cựu Đại Sứ Pháp Mérillon chứng minh rằng : Đất nước rơi vào tay Cng Sản không phải vì quân lực VNCH yếu kém, nhưng rõ ràng chỉ vì cái đám "cào cào" vô tài bất tướng, không có khả năng lãnh đạo, hèn nhát trong tinh thần và quyết định còn thua cả thằng bé đánh giầy 10 tuổi. Chúng tôi hy vọng rằng, sai hai mươi năm, dân tộc Vìệt Nam ôm mối hận chưa nguôi, sẽ là bài học cho những ai ở hải ngoại, nếu cảm thấy mình không đủ tài sức và phong cách, thì đừng vì có tự do mà muốn làm lãnh tụ. Hãy lượng sức mình trước khi muốn dìu dắt hai triệu ngươì Việt di cư theo mình trong những mưu đồ bất chánh. Khi tướng Dương Văn Minh nhảy lên làm Tổng Thống, bất chấp hiến pháp, là ông đã có ý định đầu hàng Cộng Sản chứ không như ông tuyên bố sau này : Không muốn biến Sàigòn thành một biển máu. Lý do thứ hai, tướng Minh hy vọng sau khi dâng miền Nam cho Cộng Sản, ông sẽ có mt chỗ ngồi tốt lành trong chính phủ Hà Nội (hoặc có thể trong chinh phủ MTGPMN), và rồi được CSVN ca ngợi. Hy vọng này phát xuất từ sự tin tưởng vào người em ruột của ông là tướng Dương Văn Nhật (*) đang phục vụ trong quân đi Cộng Sản Hà Nội. Nhưng tiếc thay, đại sứ Mérillon đã so sánh khả năng của tướng Dương Văn Minh chỉ bằng một em bé đánh giầy 10 tuổi, thì tướng Dương Văn Nhật cũng chỉ là một em bé bán đậu phộng 8 tuổi. Tướng Nhật chẳng là cái gì trong nhóm lãnh đạo của Hà Nội. Một Dương Văn Minh đã bị Đại Sứ Pháp so sánh bằng đứa bé đánh giầy 10 tuổi, thì chúng ta cũng đừng để cho Cộng Sản Việt Nam đánh giá khả năng lãnh đạo người Việt di cư giống như vậy.
(*) Báo Đất Mẹ và báo Ngày Nay đăng chức vụ em tướng Dương Văn Minh là thiếu tướng, trong khi các báo Diễn Đàn Việt Nam và Viên Giác đăng chức vụ là thiếu tá với tên là Dương Văn Nhựt, ngoài ra chỉ có báo Đất Mẹ đăng tên Dương Văn Nhật ? và nhắc lại lời Đại Sứ Pháp Mérillon để mạ lỵ tướng Minh. Riêng báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, năm 1995 trang 71 do Đặng Văn Nhâm viết em tướng Minh là Đại Tá Dương Văn Nhựt ? Và mãi đến ngày 01-09-1996 báo Tuổi Trẻ chủ nhật, số 34-96 năm 14 phát hành tại Việt Nam, có đăng xác nhận em của Đại Tướng Dương Văn Minh là thiếu tá Dương Văn Nhựt tức Mười Ty móc nối Dương Văn Minh để chấp nhận đầu hàng vào ngày 30-04-1975.
Đại Sứ Pháp Mérillon kể về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Ngoài ra, trong báo Lên Đường phát hành Houston, Texas, U.S.A - hai tháng 1 lần, bộ 1, số 4 từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 6 năm 1989 do ông Chính Đạo làm chủ nhiệm, đăng đề tài trên từ trang 32 đến trang 45, nhưng thiếu phần Đại Tướng Dương Văn Minh liên lạc với người em Dương Văn Nhựt và bị Đại Sứ Pháp nói : "... Công việc này không cần đến một đại tướng, trao cho một em bé đánh giày 10 tuổi cũng làm được", xin trích dẫn như sau :
Một Giải Pháp "Trái Độn" cho Việt Nam năm 1975?
Đại Sứ Pháp Mérillon:
Dương Văn Minh Phản Bội
Trần Văn Trà đồng ý hòa hợp với "Big" Minh, nhưng Minh "lẻ tẻ" với Hà Nội?
Vũ Hải Hồ dịch
LTS : Những ngày cuối cùng năm 1974, giữa cao trào chống đối Thiệu ở miền Nam, người ta không thể không chú ý tới lời tố cáo của Thiệu về "một âm mưu" giữa bọn "ngụy hòa" và "thực dân Pháp". Lời tố cáo của Thiệu không phải vô bằng chứng: Tổng Thống Pháp Giscard d'Éstaing, qua đường dây Đại Sứ Jean Marie Mérillon và Trần Văn Hữu, đã muốn dàn xếp môt chế độ chuyển tiếp, trung lập màu hồng cho Nam Việt Nam. Lá bài được người Pháp "đánh bóng" là cựu Đại tướng Dương Văn "Big" Minh, với sự trợ giúp của các tướng lãnh từng phục vụ trong quân đi Pháp như : Phạm Văn Phú, Ngô Quang Trưởng, Trần Văn Đôn .v.v. Một cựu tướng lãnh nhảy dù Pháp tướng Gilles, cũng liên lạc với các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ . v.v. để thuyết phục họ thành lập một chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bởi thế, chính Đại Sứ Mérillon đã gặp Thiệu và dàn xếp với Tòa Đại Sứ Mỹ để Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Đại cương, người ta chỉ biết như thế. Tuy nhiên, trước khi Lên Đường lên khuôn, cựu Trung Tá Trần Thiện Hiệu, chủ tịch gia đình TQLC tại Hoa Kỳ, có nhã ý gởi cho chúng tôi một bản dịch trích từ hồi ký của Đại Sứ Mérillon, xuất bản năm 1985. Dịch giả là ông Vũ Hải Hồ ở Paris. Mặc dù đã tham khảo cuốn hồi ký của Mérillon cách đây ít năm, chúng tôi không dám đoan chắc ông Mérillon đã nói hết sự thực hoặc bản dịch trích đăng sát nguyên bản hay không? Dầu vậy, đây là một tài liệu nên đọc. Trong một số tới, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này. Chúng tôi cũng tăng số cước chú, rất mong quý vị có kinh nghiệm hoặc trực hoặc gián tiếp với kế oạch "trung lập màu hồng" này, tiếp tay chúng tôi làm sáng tỏ vấn đề hơn.
Nếu cứ tiếp tục trích dẫn các tạp chí như đã dẫn và các sách ví như : Việt Nam Huyết Lệ Sử của Cao Thế Dung tại trang 849, do Đồng Hương xuất bản năm 1996 và trong sách Đất Việt Người Việt Đạo Việt của Phan Thiết, do Văn Nghệ Tiền Phong Xuất bản năm 1996 tại trang Tôi đọc Việt Nam Máu Lửa... 251 cũng lồng vào đề tài "Saigon et Moi" thì còn nhiều lắm không thể chấm dứt được...
Và gần đây, người viết đã có dịp đọc bài Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng của Trần Đông Phong trong tạp chí Văn Hóa phát hành tại Nam California Hoa Kỳ tháng 5, 6 và 7 năm 2003, do ông Lý Kiến Trúc làm chủ nhiệm & chủ bút, cho nên có điện thư hỏi ông Trần Đông Phong, được tác giả trả lời qua e-mail đề Wed, 16 Jul 2003 15:50:13 - 0700 (PDT), xin trích dẫn như sau : "Về câu nói của cụ Trần Văn Hương với Đại sứ Martin, tôi đã lấy trong bài của Gs Nguyễn Ngọc An đã được đăng trên báo Thời Luận tại Los Angeles. Tôi hiện có giữ bài đó. Còn về lời của cụ nói với Đại Sứ Mérillon thì tôi trích trong "Saigon et Moi" của ông Mérillon. Chúng tôi ở bên này không hề được đọc cuốn "Saigon et Moi" vì nghe nói đã bị tịch thu ngay sau khi xuất bản, tuy nhiên tại Mỹ có người có được một bản cuốn sách này và đã đăng trên báo một phần nói về những ngày sau khi ông Thiệu từ chức. Nhân tiện, tôi cũng xin nhờ ông nếu có thể thì cho tôi biết thêm về cuốn sách này."
Hơn nữa, trong các Lời Toà Soạn đã dẫn có nhắc đến những nhân vật Pháp tham đự lễ ra mắt quyển sách ngày 23-3-1985 viết không đúng, bởi vì ông Valéry Giscard D'Éstaing (đã làm Tổng Thống Pháp 1974 -1981, chớ không phải cựu Thủ Tướng Pháp), ông Pierre Messmer chớ không phải Pierre Mesmer hay Pierre Hesmer, ông Pierre Messmer này làm Thủ Tướng Chánh Phủ từ 1972 - 1974 thời Tổng Thống Georges Pompidou (1969-1974).
Riêng ông Jacques Chirac đã từng làm Thủ Tướng Chánh Phủ (1974-1976) thời Tổng Thống Valéry Giscard D'Éstaing và (1986-1988) thời Tổng Thống François Mitterrand (1981-1995) và đương thời làm Tổng Thống Pháp từ 1995 đến 2007... Còn ông Louis Mermaz làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Pháp từ ngày 2-7 năm 1981 đến 1-4-1986 mới đúng tên, chớ không phải tên Louis Mermas... v.v.
Sở dĩ tôi nêu ra đây đế thấy cái sai có thể vì sơ xuất họ tên và chức vụ của các nhân vật uy tín trong chánh quyền Pháp để sáng tỏ vấn đề. Hơn nữa, sự trích dẫn các tạp chí, các sách và bài viết vừa qua người viết không nhầm mục đích để bêu xấu ai hết, mà để chứng minh quyển "Saigon et Moi" của Jean Marie Mérillon, Cựu Đại Sứ Pháp tại miền Nam không có, không biết người viết LTS lấy ở đâu mà tham khảo?
Để chứng minh quyển "Saigon et Moi" không có, xin quý độc giả tìm đọc tác hẩm "Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tác giả là Giáo Sư sử học Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức, trang 622 vả 623, phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12-11-1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận quyển sách nói trên.
Xin trích dẫn nguyên văn trang 622 nhu sau :
1. Bức thư trả lời của cựu đại sứ Jean Marie Mérillon tại Sàigòn năm 1975, phủ nhận ông là tác giả quyển "Saigon et Moi" hay bất cứ sách nào khác về Việt Nam. Nguyên nhân là chúng tôi đã không tìm mua được sách "Saigon et Moi", khi qua Ba Lê năm 1989, nên liên lạc với ông Jean Marie Mérillon khi ấy làm đại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Xin nhắc lại là các báo Việt tại Pháp có đăng bản tóm tắt của sách "Saigon et Moi" như bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Ba Lê và việc ra mắt sách ngày 23-3-1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, trước một số cử toạ gồm những nhân vật như cựu Tổng Thống Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer..v.v
Và trích trang 623 nguyên văn thơ ông Jean Marie Mérillon gởi Giáo Sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, đã được sách Ki tô giáo : Từ thực chất đến huyền thoại đăng lại nơi trang 237 do Văn Hóa xuất bản, văn nghệ phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ, do Nguyễn Hồng Ngọc Viết và báo Văn Nghệ Tiền Phong 464, phát hành năm 1995 tại trang 85 do ông Lê Xuân Nhuận viết như sau :
Répuplique Française
--------------
Ambassade De France
En Moscou, 12th November 1990
U.R.S.S
--------------
L'Ambassadeur
Dear Dr. Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As fas as the book "Saigon et Moi" is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fait to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain.
Yours sincerely,
Jean Marie Mérillon
Dr. Hoang Ngọc THANH
4926 Rice Drive
San Jose, CA 95111
Và bức thơ này, đã được báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, trang 71 phát hành năm 1995 tại Hoa Kỳ do ông Đặng Văn Nhâm viết, đã chuyễn dịch sang Việt Ngữ xin trích dẫn như sau :
Cộng Hòa Pháp Quốc, Mát Cơ Va, ngày 12 tháng 11 năm 1990.
Đại Sứ Quán Pháp tại Nga Xô
***
Tiến sĩ Thành thân mến,
Tôi vừa nhận được thơ ông đề ngày 22-10. Tôi xúc đng nhiều và rất vui mừng nhận được tin ông. Hiện nay, liên quan đến quyển sách "Saigon et Moi", tôi cần phải đặc biệt xác định rõ vấn đề là tôi đã không viết quyển ấy và cũng không viết bất cứ điều gì khác về Việt Nam. Do đó, điều ông nói ấy không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò về chuyện xuất bản sách này và cảm thấy thú vị được biết tin tức liên quan đến chuyện ấy. Nếu tôi đến thăm California, tôi sẽ không quên lời mời thân ái đến dùng bữa cơm Việt Nam của ông. Mong ước quyển sách mới của ông thành công mọi mặt. Tôi vẫn luôn là người bạn chân thành của ông.
Jean Marie Merillon
(ký tên)
Hơn nữa, trên báo Ngày Nay số 341, phát hành tại Houston, Hoa Kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1996 từ trang A5 đến A7 và lại được báo Thời Báo (Bắc California- Hoa Kỳ) đăng lại toàn b bài viết của Ngự Sử, ở trang Tạp Ghi, xin trích dẫn như sau :
Giới Thiệu của Yên Mô
Tháng 4 năm 1989 có tin loan báo đại sứ Pháp tại Việt Nam thời 1975 đã cho ra mắt sách hồi ký "Saigon et Moi" với nhiều tình tiết éo le và rất là có vẻ hợp lý. Năm 1995 khám phá ra là "Con Cá Tháng 4". Bài viết đặc biệt sau đây của tác giả Ngự Sử tại Texas đăng trên Ngày Nay quả thực là những tài liệu mà chúng tôi thấy cần giới thiệu với bạn đọc Bắc California.
YÊN MÔ
LTS : Ngự Sử là bút hiệu của mt nhà ngoại giao thời Việt Nam Cộng Hòa từng phục vụ tại nhiều nhiệm sở ở Á Châu. Ông định cư ở Houston từ cuối năm 1975.
Con cá tháng 4 lớn nhất của người Việt di tản Dựng Đứng lên cuốn "Saigon et Moi" gán cho Đại Sứ Pháp ở Việt Nam Mérillon là tác giả.
Tất cả những chi tiết quanh vụ ông nhà báo Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra việc Đại Sứ Pháp ở Việt Nam thời 1975 Jean Marie Mérillon viết hồi ký "Saigon et Moi" để bênh Việt Nam Cộng
Hòa, kết tội người Mỹ bỏ rơi miền Nam. Bản dịch tác phẩm trên của ông Vũ Hải Hồ hồi 1989 đã được rất nhiều báo Việt ngữ hải ngoại đăng đi đăng lại vào mỗi dịp 30 tháng 4. Mới đây, cựu Đại Sứ Pháp ở việt Nam Mérillon xác định ông không viết cuốn sách đó (Saigon et Moi) và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. So sánh việc dựng đứng lên cuốn "Saigon et Moi" với việc ngụy tạo cuốn "Người Việt Cao Quý" trước đây của nhà văn Việt Cộng nằm vùng Vũ Hạnh đảm nhận qua chỉ thị của Trần Bạch Đằng (Ngự Sử).
Xin trích đoạn những phần liên quan đến ông Vũ Hải Hồ tạo dựng quyển "Saigon et Moi" do ông Ngự Sử viết như sau :
. . . Trong tình huống thao thức trăn trở như thế, thì như nắng hạn gặp mưa, đùng một cái vào đầu năm 1989, cng đồng di tản được tin người Đại Sứ biết quá nhiều Jean Marie Mérillon đã long trọng cho ra mắt ngày 23-03-1986 cuốn hồi ký "Saigon et Moi" tại khách sạn La Fayette, quận 6 Paris, trước một cử tọa gồm các chính khách hàng đầu của Pháp như : Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer... Nhưng, sau đó cuốn sách này bị Bộ Ngoại Giao Pháp lập tức thâu hồi? Nhưng may mắn thay, một Việt kiều còn giữ được một cuốn và một ông Vũ Hải Hồ nào đó đã dịch ra và phổ biến cho báo chí hải ngoại vào đệ nhất tam cá nguyệt 1989. Ông Vũ Hải Hồ đã tiết lộ những chi tiết ra mắt sách kể trên trong phần đầu của bản dịch, nhưng không hiểu vì lý do gì ông lại không cho biết các chi tiết liên hệ đến hình thức nộ dung của cuốn sách (bìa mõng hay dầy, bao nhiêu trang, bao nhiêu chương, có hình ảnh ảnh gì, nhà xuất bản nào? .v.v). Bản dịch của ông cũng không nói rõ là trích đoạn hay tóm lược tác phẩm của Mérillon. Nhìn chung, bản dịch của ông Vũ Hải Hồ xem ra có vẽ là một bản tóm lược, lời văn đôi lúc có vẻ trúc trắc, lum thum, dữ kiện lắm khi xem ra không ăn khớp và lạc lõng, nhưng tình tiết thì hấp dẫn, có lúc ly kỳ như tiểu thuyết gián điệp, đôi khi lại mùi mẫn như tuồng cải lương. "Saigon et Moi" qua ngòi bút dịch thuật đã được phổ biến đúng thời điểm (gần tháng 4 đen) nên đã lập tức trở thành mt "instant hit", được nồng nhiệt đón nhận bởi các cộng đồng người Việt di tản trên khắp năm châu Chẳng khác nào bài thơ "ông đồ" của Vũ Đình Liên được chiếu cố trường kỳ trên các báo Việt vào mỗi dịp Tết, mỗi năm cứ đến dịp tháng 4 đen là thế nào cũng có hàng chực tờ báo tranh nhau đăng tải "Saigon et Moi" do Vũ Hải Hồ dịch với những lời bàn khi thi lâm ly, lúc thì thống hận. Phần lớn phản ứng đầu tiên của đc giả di tản là thấy "đã" quá, đúng y chang như mình nghĩ . Người nào người nấy cảm thấy dường như bao nhiêu dồn nén ấm ức từ hồi bỏ xứ ra đi đến giở đã được giải tỏa. Vấn nạn về cái chết tức tưởi của miền Nam Việt Nam xem ra đã có thể nhờ tác phẩm này mà tìm ra giải đáp.
. . . .
Sự đón nhận đầy thiện cảm của cng đồng di tản hải ngoại với bản dịch này do đó cũng dễ hiểu. Có lẽ vì vậy, không mấy ai lưu ý tới các dữ kiện không phù hợp với thực tế, mặc dù vào thời điểm bản dịch lưu hành đã có nhiều tài liệu sách báo liên hệ đến những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam đã được xuất bản, khiến việc kiểm chứng không đến nỗi khó khăn. Hơn nữa, tên của vị Đại Sứ Pháp đã tạo một tác dụng tâm lý khiến độc giả chấp nhận các dữ kiện trong tác phẩm không chút thắc mắc.
. . .
.Ngoài vấn đề các dữ kiện không phù hợp với thực tế như đã dẫn, cái thắc mắc căn bản nhất là sự ra mắt của một cuốn hồi ký chính trị của một nhân vật ngoại giao quan trọng như như vậy, lại được tổ chức long trọng như ông Vũ Hải Hồ tiết lộ, mà sao không được đăng tải trên bất cứ một tạp chí văn học chính trị nào của Pháp cững như Hoa Kỳ? Ở một nước có truyền thông tự do như Pháp, liệu có thể có việc thu hồi toàn bộ một cuốn sách đã ra mắt trước một cử tọa gồm có các vị tân cựu nguyên thủ quốc gia như vậy không? Báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại phần vì thiếu phương tiện, phần vì dễ chấp nhận các bài vở soạn sẵn mà lại hợp tâm ý độc giả, nên sáu bảy năm cứ bổn sao soạn lại không cần thắc mắc gì cho mệt. Mãi đến năm 1994 khi cuốn "Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống ngô Đình Diệm " của ông Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuất bản tại Hoa Kỳ, trong phần phụ bản (trang 622-623) có in một bức thư đề ngày 12-11-1990 của ông Jean Marie Mérillon, phủ nhận ông là tác giả của cuốn "Saigon et Moi". Lý do là vì năm 1989 ông Hoàng Ngọc Thành qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả là ông Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Trong bức thư ông Đại Sứ Mérillon viết:
"Riêng về cuốn sách "Saigon et Moi", tôi xin khẳng định rõ ràng là tôi không viết cuốn sách đó và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. Do đó tác phẩm mà ông hỏi không phải của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò muốn biết tác phẩm ấy và rất mong muốn nhận được các tin tức liên quan đến nó". Mặc dù đã có sự xác nhận trên giấy trắng mực đen nhự vậy, một số báo hải ngoại phát hành thượng tuần và trung tuần tháng 4-1995 vẫn còn rải rác in lại bản dịch của ông Vũ Hải Hồ với nhiều lời bàn Mao Tôn Cương.
Hiện tượng ngụy tạo một dịch phẩm từ một "tác phẩm ngoại ngữ ma", làm chúng ta không khỏi liên tưởng tới một vụ tương tự xảy ra trước đây 30 năm tại Sàigòn. Đó là dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" do cô Hồng Cúc dịch và do nhà Cảo Thơm ấn hành vào khoảng thượng bán niên 1965 tại Sàigòn. Điểm tương đồng giữa dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" và dịch phẩm "Sàigòn và Tôi " là :
"Dịch phẩm chỉ được phổ biến sau khi nguyên tác ra đời từ 4 đến 5 năm. Nguyên tác "Người Việt Cao Quý" ở Ý từ năm 1960, bản dịch được phổ biến năm 1965. Nguyên tác"Sàigòn và Tôi " ra mắt tại Pháp từ năm 1985, bản dịch ông Vũ Hải Hồ phổ biến trên báo chí hải ngoại vào năm 1989. Không một người Việt nào ngoài một "đệ tam nhân" vô danh hoặc dịch giả " Sàigòn và Tôi " thấy nguyên tác.
Cô Hồng Cúc cho biết bản gốc tiếng Ý in trên một tờ báo văn hóa nào đó tại Ý, một người bạn của cô dịch ra tiếng Pháp và gửi về Việt Nam cho cô (chưa ai ngoài cô Hồng Cúc thấy bản tiếng Pháp đó). Ông Vũ Hải Hồ được một "việt kiều" cho coi ké nguyên tác và nhờ đó dịch ra tiếng Việt. Nguyên tác viết bởi một người Tây phương đã sống lâu năm tại Việt Nam và có cảm tình với đất nước và dân tộc Việt.
"Người Việt Cao Quý" theo dịch giả, có tên Ý là "Per Comprendere il Vietnam e Vietnamita" viết bởi "Pazzi" một người Ý đã ở Việt Nam khoảng 20 năm và đã có đủ thì giờ hiểu người dân kỳ diệu và khả ái này.
"Sàigòn và Tôi" có tên Pháp là "Saigon et Moi", theo dịch giả viết bởi cựu Đại Sứ Pháp Mérillon, người đã có rất nhiều kỷ niệm và có nhiều quan hệ mật thiết với Việt Nam. Người đã chọn Sàgòn làm bạn hữu tâm giao.
"Người Việt Cao Quý" được đăng làm nhiều kỳ trên báo "Đất Tổ" ở Saigòn, sau đó được in thành sách bởi nhà xuất bản Cảo Thơm.
"Sàigòn và Tôi" được phổ biến rộng rãi trên các báo chí hải ngoại chưa được in thành sách. Dịch giả thường lấy mọt bút hiệu ít người biết của một cây bút quen thuộc.
Điểm khác biệt duy nhất giữa "Người Việt Cao Quý" và "Sàigòn và Tôi" là :
- Tác giả "Người Việt Cao Quý" có một lý lịch bất minh.
- Tác già "Sàigòn và Tôi" là một nhà ngoại giao Pháp nổi tiếng.. . . .
Điểm qua làng văn làng báo hải ngoại không thấy có một nhà văn nhà báo lấy bút danh là Vũ Hải Hồ. Xét kỹ thì thấy nó có trùng với một trong những bút hiệu mà soạn giả cải lương kiêm ký giả Trần Trung Quân đôi lúc sử dụng trong khi làm tờ Sàigòn Thời Báo tại Houston, Texas trong những năm 1985-1988. Ký giả Trần Trung Quân rời Hoa Kỳ về Pháp vào khoảng cuối năm 1988. Bản dịch "Saigon et Moi" được phổ biến từ Pháp vào đệ nhất tam cá nguyệt năm 1989. Vũ Hải Hồ là ai? ..... (toà soạn tạm không đăng phần này). Với một người có những biệt tài như vừa kể, thì việc dàn dựng một tác phẩm về tháng 4 đen, thực chẳng khó khăn gì. Trên thực tế có khá nhiều dữ kiện có thể dựng thành một khung vững chãi cho một vỡ kịch đầy tình tiết éo le như "Saigon et Moi".
Các sơ hở nếu có chỉ vì kiến thức chính trị giới hạn của ông đã bị năng khiếu hư cấu vô bờ lấn át. Với tất cả ưu nhược điểm của ông, chủ đích dàn dựng "Saigon et Moi", có lẽ nhằm trong ý hướng diễn nghĩa những ngày bi thảm cuối cùng theo như ông nghĩ là đã xảy ra. Cũng có thể, trong cơn ngẫu hứng động cỡn tháng 4 (April Fool), ông đã thả ra một "con cá tháng tư" (Poisson d'Avril) : "Saigon et Moi", đem những ngày tang tóc ra để mua vui vài trống canh?!
Ngự Sử
tháng Tư 1996
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 341 phát hành tại Houton Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 1996, còn có ghi Lời Toà Soạn, xin trích dẫn như sau :
LTS : Trong phần kết của bài trên, tác giả Ngự Sử đã dựa trên một số dữ kiện trong quá khứ (ở hải ngoại) về biệt tài tạo dựng dưới hình thức phóng sự của một nhà báo (hiện ở Pháp). Nhà báo này đã cho xuất bản ít nhất hai tác phẩm liên quan tới các biến cố chính trị trong cuộc chiến Việt Nam vào thời đệ nhất Cộng Hòa cũng như nhiều bài phóng sự giả tưởng khác về các vụ hải tặc Thái Lan hiếp phụ nữ thuyền nhân Việt Nam... Ông Ngự Sử đã kết luận rằng người có tên Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra cuốn sách ma "Saigon et Moi" chính là nhà báo chuyên viết phóng sự chính trị giả
tưởng nêu trên. Tuy nhiên, vì mt vài vấn đề khá tế nhị trong giai đoạn hiện nay. Ngày Nay xét thấy chưa phải lúc để công bố phần kết luận bài viết của tác giả Ngự sử.
Kế đến, khoảng tháng 10 năm 1996, quyển sách PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ tuyển tập của Cửu Long Lê Trọng Văn ra đời, nơi trang 3, Lời Mở Đầu cũng có nhắc đến ngụy tạo sách "Saigon et Moi" đo Vũ Hải Hồ dịch, xin trích dẫn như sau:
. . . Rồi các tài liệu, tác phẩm ngụy tạo được tung ra như "Trong Lòng Địch" của Trần Trung Quân, "Ai Giết Hồ Chí Minh" cũng của Trần Trung Quân. Hồi ký Đại Sứ Pháp Mérillon "Saigon et Moi" của Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân. . . v. v.
Đó là môt số sách báo đã vô tình đăng báo hoặc tiếp tay trích dẫn quyển "Saigon et Moi" không có do ông Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân dịch, để lồng vào tác phẩm mà tôi đã mạn phép trích dẫn vừa qua.
Để biết thêm những ngày cuối cùng Việt Nam Cng Hòa, xin mời quý đc giả tìm đọc hồi ký của Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và cựu Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH đã phát hành tác phẩm dày gần 600 trang tại California Hoa Kỳ vào đầu tháng 9 năm 2003. Đặc biệt nơi tiểu mục : 4. Riêng VNCH còn bị Hoa Kỳ hy sinh để đổi lấy Trung Đông từ trang 530 đến trang 552 được tóm lược như sau :
Năm 1954 Hoa Kỳ không sẳn lòng dùng B52 để giúp Pháp tiêu diệt lực lượng của tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ làm cho Pháp đầu hàng và tháo chạy bởi hội nghị Genève để Hoa Kỳ vào thay thế, từ đó Pháp lúc nào cũng cay cú suốt thời gian quân đi Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh VNCH, đồng thời sẵn sàng yểm trợ giúp đỡ CSVN, nhất là trong thời gian hội đàm Paris.
Năm 1975 Hoa Kỳ hoàn thành kế hoạch hy sinh Việt Nam Cng Hòa để đổi lấy Trung Đông và người Mỹ muốn ra đi không để lại bằng chứng, thì Pháp có cơ hi bằng vàng để nhảy vào giờ thứ 25, ngõ hầu tìm giải pháp liên hiệp hoà giải hòa hợp cho miền Nam Việt Nam bằng một chính phủ trung lập để thủ lợi. Nhưng Pháp không nắm vững được điều kiện tất yếu của ván cờ lúc bấy giờ, nên đành thảm bại một lần nữa tại Việt Nam.
Nước Pháp thù hận Hoa Kỳ từ năm 1954 cho đến ngày nay thời Tổng Thống Jacques Chirac, nhưng về mặt ngoại giao lúc nào cũng nương tựa vào nhau để sanh tồn, tuy nhiên mỗi khi có dịp Hoa Kỳ nhờ Pháp nhưng không có quyền lợi cho Pháp, thì Pháp luôn luôn chống đối, ví như để đánh nước Irac vừa qua, thì chính Tổng Thống Jacques Chirac của nước Pháp là một trong những nước chống Hoa Kỳ mạnh nhất. Đó là bằng chứng cho thấy hai nước Pháp và Hoa Kỳ vẫn còn thù hận, bởi vì tranh giành quyền lợi với nhau.
Nguyễn Trần Việt
vietnamngaymoi
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire