1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

lundi 7 mai 2007

Nicolas Sarkozy và một nước Pháp mới

Nicolas Sarkozy và một nước Pháp mới

Lưu Vũ


Sau một thời gian dài tranh đua có thể nói quyết liệt nhất trong lịch sử bầu cử nước Pháp, qua mặt nhiều đối thủ ở vòng I (ngày 22/4/ 2007) và loại tiếp đối thủ cánh tả cuối cùng, bà Ségolenè Royal, ở vòng II, ngày 6/05/2007, ông Nicolas Sarkozy trở thành tổng thống Cộng Hoà Pháp.

Ngay sau thời điểm 18 giờ (giờ Paris) tức là khi cánh cửa các phòng bỏ phiếu đóng tại các thành phố nhỏ và sau 20 giờ tại các thành phố lớn, hầu hết các phương tiện truyền thông quốc tế lần lượt công bố các kết quả theo số phiếu được kiểm. 53,21% dành cho Nicolas Sarkozy và 46,31% cho Ségolenè Royal sau khi kiểm 55,5% số phiếu; 53,29% cho Sarkozy và 46,71% cho Ségolenè Royal, sau khi kiểm 69,98% số phiếu. Vào lúc 22 giờ: 53,18% cho Sarkozy, 46,72% cho Ségolenè Royal.

Mặc dù tới ngày 16 tháng 5 năm 2007, Ủy ban Bầu cử Quốc gia mới công bố chính thức, nhưng không nghi ngờ gì nữa: chiếc ghế tổng thống tại Cung điện Elyssé trong vòng 5 năm tới thuộc về Nicolas Sarkozy.


Sarkozy, Tổng thống mới của nước Cộng hoà Pháp
Nguồn: elections.france2.fr
--------------------------------------------------------------------------------

Hai vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên gửi lời chúc mừng tới Sarkozy là tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và thủ tướng Anh quốc Tony Blair.

Mười mấy phút sau khi công bố kết quả, Tổng thống-Elect Nicolas Sarkozy đã đi qua các đường phố Paris với đoàn xe mô tô hộ tống. Ông tiến về phía đại lộ Elyssé, nơi những người ủng hộ ông đang mừng chiến thắng với cuộc đại ca nhạc của nhiều ban nhạc rock, kéo dài đến tận khuya. Nơi đây, Sarkozy đã xiết tay cám ơn các cử tri và đưa ra những lời phát biểu đầu tiên đại diện cho nước Pháp trong một kỷ nguyên mới:

- Tôi yêu nước Pháp. Tôi sẽ là Tổng Thống của mọi người Pháp. Nuớc Pháp đã cho tôi tất cả và bây giờ đến lúc tôi phải trả ơn nuớc Pháp.

- Nước Pháp luôn luôn sẽ đứng về phía Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ cần tới. Hoa Kỳ có thể tin tưởng ở tình bạn của nước Pháp

- Tôi tỏ lòng kính trọng tới bà Royal và lý tưởng của bà mà rất nhiều người Pháp tìm thấy mình trong đó..

Tại sao cuộc bầu cử nước Pháp lại có một vai trò quan trọng như vậy?

Theo các nhà bình luận, kinh tế nước Pháp đang lâm bệnh, chiến thắng của Sarkozy mang đến cơ hội để nước Pháp có thể thoát ra khỏi bế tắc. Chỉ mới trong thập niên 80, nước Pháp là cường quốc kinh tế thứ 6 của thế giới mà hiện giờ đã bị tụt xuống vị trí thứ 17. Trong khi đó Pháp và Đức là hai nước từ trước đến nay đóng vai trò đầu tàu trong mọi chính sách của Liên Hiệp châu Âu (EU), là một cộng đồng lớn với 500 triệu dân của 27 quốc gia phát triển và phát triển cao, có tiếng nói trọng lượng, nhiều khi mang tính quyết định, trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại trên toàn cầu. Mọi người cho rằng, cùng với thắng lợi của Nicolas Sarkozy là sự sụp đổ chủ nghĩa chống tự do hoá (antiliberalism) và có thể là dấu chấm hết cho một thiên đường tư bản chủ nghĩa với chính sách bảo trợ xã hội thái quá, phi lý đã làm suy sụp nền kinh tế nước Pháp.

Nhà xã hội Pháp Dominique Moisi nói: ‘‘Nước Pháp của Sarkozy sẽ khác với thời gian của Chirac và sẽ được đặt lên trên hết quyền lợi của đất nước mình. Một châu Âu mới sẽ được lãnh đạo bởi thế hệ mới”. Ông muốn ám chỉ đến bộ ba: Nikolas Sarkozy - Paris; Angela Merkel - Berlin và Gordon Brown - London (người sẽ thay thế Tony Blair nay mai).

Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan cho rằng, chính sách quá thân thiện với Nga của Chirac đã làm khó khăn cho các mối quan hệ của các nước cựu cộng sản với Moscow. Ông nói: “Sarkozy có quan điểm rõ ràng đối với Nga và Hoa Kỳ. Sarkozy ủng hộ Hoa Kỳ và không bị rung cảm trước Putin”.

Chirac là người từ đầu chống lại cuộc chiến Iraq vào năm 2003, từ đó mối quan hệ của Hoa Kỳ và nhiều nước đồng minh châu Âu (đặc biệt là các nước cựu cộng sản như Ba Lan, CH Czech, Hungary, Estonia, v.v...) với Pháp đã bị nguội lạnh. Do đó, việc Sarkozy thay thế Chirac sẽ là một bước ngoặt hâm nóng lại quan hệ với các nước thành viên EU thuộc Đông Âu và với Hoa Kỳ.

Phát biểu về chính sách phát triển của EU, Nicolas Sarkozy đã nói: ‘‘EU không nên dựa vào Pháp - Đức như một lực đẩy mà nên dựa vào nhóm 6 nước lớn nhất là: Pháp, Đức, Anh, Italy, Tây Ban Nha (Spain) và Ba Lan”.

Để có thêm nhận định về tổng thống Nicolas Sarkozy và viễn cảnh của nước Pháp trong thời gian tới với châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung, xin giới thiệu với bạn đọc DCVOnline cuộc phỏng vấn của nhật báo Ba Lan Dziennik do ký giả Roman Gutkowski thực hiện với Guy Sorman ngày 7/05/2007. Ông Guy Sorman, sinh năm 1944, là nhà văn, nhà báo danh tiếng của Pháp, giáo sư kinh tế và chính trị học. Ông đã làm việc và giảng dạy tại: à l’Institut d'études politiques de Paris de 1970 à 2000, Université de Pékin, à l'Université Belgrano de Buenos Aires, à l'Université catholique de Taegu en Corée, à l'Université pontificale de Santiago du Chili, à l'Institut Hoover, à l'Université Stanford, Californie.

Guy Sorman cũng được biết đến trên DCVOnline với các bài viết: Cái nhìn huyền hoặc về tiềm lực Trung Quốc, Thủ lĩnh thế giới tiếp tục là Hoa Kỳ, Liên hiệp những nhà độc tài móc túi...


Dziennik: Ông đánh giá như thế nào về thắng lợi bầu cử của Nicolas Sarkozy?

Guy Sorman: Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Pháp có vị tổng thống là một người cấp tiến (liberal) thực thụ và là nhà chính trị ủng hộ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Đây thực sự là một cuộc cách mạng.

Dziennik: Chiến thắng của thủ lĩnh cánh hữu Pháp sẽ mang tới cho châu Âu những hậu quả gì?

Guy Sorman: Đây là điều rất hệ trọng. Sarkozy không muốn một cuộc trưng cầu dân ý mới cho hiến pháp EU. Ông ta cho rằng, điều này chẳng có ý nghĩa gì khi mà người Pháp đã một lần loại bỏ nó. Họ muốn rằng, một thoả ước mới sẽ được quốc hội thông qua. Sarkozy chống lại việc mở rộng thêm EU. Hậu quả của nó sẽ là gác lại đàm phán song phương với Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Cũng có thể quên luôn vị trí trong EU đối với Ukraine và Georgia.

Dziennik: Nước Pháp của Sarkozy sẽ có quan hệ như thế nào với Ba Lan?

Guy Sorman: Chắc chắn sẽ được cải thiện. Thời gian vận động tranh cử, trong bộ máy cố vấn của ông ta có một số người Pháp gốc Ba Lan. Sarkozy luôn luôn xác nhận sự ràng buộc với các giá trị Cơ đốc giáo và Tây phương. Do đó có thể chờ đợi một điều, cùng với sự ra đi của Jacques Chirac là sự tan rã tảng băng nối Paris và Warsaw. Hai quốc gia này gắn bó nhau bằng những giá trị triết học và tôn giáo chung.

Dziennik: Điều gì sẽ là mới nhất trong chính sách đối ngoại của nước Pháp?

Guy Sorman: Lần đầu tiên từ năm 1945 nước Pháp có một vị tổng thống ủng hộ Hoa Kỳ, hay ít ra trong mọi trường hợp là không chống lại Hoa Kỳ. Đây là một sự từ bỏ rõ ràng truyền thống của khối chính trị De Gaulle. Hoa Kỳ không còn là đối thủ như trong trường hợp của Francois Mitterrand và Jacques Chirac. Kẻ thù thực sự của Sarkozy là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Dziennik: Số phận của cánh tả Pháp sẽ ra sao?

Guy Sorman: Cuộc bầu cử lần này mang đến thất bại lớn cho cánh tả mác-xít. Ý tôi muôn nói đến đảng cộng sản, là đảng thực sự đã bị biến mất khỏi sân khấu chính trị Pháp. Đảng Xã Hội Pháp nhờ có Ségolenè Royal mà đã đứng ra xa cội nguồn mác-xít. Các nhà xã hội đã trở nên thực tế, thực dụng hơn, và thậm chí trong một mức độ nào đó là những người cấp tiến.

Dziennik: Còn tương lai của Ségolenè Royal?

Guy Sorman: Tôi không dự đoán cho bà ta một tương lai to lớn. Cuộc quyết toán về lương tâm và tranh giành quyền lực lãnh đạo gay gắt đang chờ các đảng viên của đảng Xã Hội.


© DCVOnline

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3352

Aucun commentaire: