Thao tác lánh nạn khi có động đất
Bà Hà Thị Thanh Nga hiện làm cho tổ chức phi chính phủ cho người Việt ở Kobe
Trận động đất 6.1 độ richter tại khu vực phía Bắc của Lào đã gây chấn động tại một số nơi trong vùng trong đó có Bangkok và Hà Nội.
Truyền thông trong nước cho hay hàng ngàn người tại làm việc ở Hà Nội hốt hoảng chạy ra khỏi các tòa nhà cao tầng khi thấy tòa nhà rung và các đồ vật bị lay chuyển.
Các chuyên gia về động đất cảnh báo rằng một số trận động đất thường khởi đầu bằng các cơn chấn động nhỏ và kéo theo một trận động đất lớn hơn sau đó.
Nguyễn Hoàng của BBC Việt Ngữ đã phỏng vấn bà Hà Thị Thanh Nga, Việt Kiều Nhật, đã chứng kiến trận động đất tại Kobe năm 1995 khiến hơn 6400 người thiệt mạng.
Thanh Nga: Trong đời sống hàng ngày bây giờ thì bà con đều phải trong tư thế sẵn sàng đối phó với động đất. Gia đình nào cũng có một cái túi lánh nạn có cơm khô, nước uống, và một số vật dụng cần thiết để khi có báo về thiên tai là chỉ có cầm cái túi đó mà chạy. Trong túi này có cả bản photo căn cước và những thứ khác như số tài khoản ngân hàng.
BBC:Thưa bà, khi động đất xảy ra thì nên phản ứng thế nào?
Người dân Bangkok tại các khu cao tầng khá hốt hoảng khi xảy ra chấn động
Thanh Nga: Chúng tôi được khuyên là không được di chuyển. Quanh chỗ mình có gầm bàn hay gầm giường thì mình nên núp dưới đó. Phải đợi cho hết rung thì mới di chuyển tới nơi lánh nạn. Khi có động đất thì gạch đá từ trên trần nhà, máy nhà rớt xuống và nếu chúng ta núp dưới gầm bàn thì tránh khỏi bị thương. Nên lưu ý là khi nhà còn bị rung chuyển thì các đồ vật, đồ đạc sẽ bị lay đổ, do đó không nên di chuyển để tránh bị những thứ này đổ vào người. Khi chúng ta đi ngủ thì phía trên đầu giường không nên để thứ gì để tránh rớt xuống. Nếu đang nằm trên giường mà thấy có động đất thì nên úp gối che lên đầu ngay lập tức.
BBC:Báo chí trong nước nói trong đợt chấn động vừa rồi tại Hà Nội thì ngoài những người chạy bộ cầu thang xuống từ các nhà cao tầng thì có nhiều người đã dùng thang máy, điều này trái với qui định chung về lánh nạn đúng không?
Thanh Nga: Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người...
BBC:Trong trường hợp động đất mà người ta đi ngoài đường hoặc đang đi xe máy hoặc ô tô thì sao?
Người ta khuyên là nên dừng lại, đưa xe vào hè và đi bộ. Tại Nhật thì chúng tôi cũng không được khóa xe mà phải để cả chìa khóa trên xe để phòng trường hợp cứu hỏa bị vướng đường thì còn di chuyển được xe của mình. Chúng tôi được khuyên là tránh các khu nhà cao tầng, cây cao và các chỗ có cầu vượt và tránh đi qua cầu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070517_quakeprecautions.shtml
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire