1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

lundi 28 mai 2007

Nghị quyết 36 của CSVN tại Nam Cali ?

Nghị quyết 36 của CSVN tại Nam Cali ?


Tiếng vọng quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương

Chủ Nhật, 27/05/2007, 09:33

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85293&ChannelID=7

TPO - Cách đây 11 năm, tại quận Cam (California, Mỹ) xuất hiện Đài phát thanh mang tên Tiếng vọng quê hương phản ánh trung thực của tình hình trong nước, đả phá lại những luận điệu xuyên tạc. Người sáng lập nên đài phát thanh này là luật sư Đinh Viết Tứ.



Luật sư Đinh Viết Tứ

Tiếng nói trung thực

Năm 1992, ông Đinh Viết Tứ sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi đi thăm nhiều bang ở Mỹ, hầu như cộng đồng người Việt ở đây suốt ngày phải nghe những thông tin xuyên tạc, không đúng với tình hình trong nước. Ông đã nghĩ ngay tới việc thành lập một đài phát thanh để cân bằng thông tin cho cộng đồng.

Do mới sang, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên ý định đó chưa thực hiện được ngay. Vốn tốt nghiệp Đại học Luật tại Việt Nam, ông tiếp tục nghề luật sư của mình tại một Cty dịch vụ di trú của Mỹ, chuyên về ngành Luật di trú và luật an sinh xã hội. Mãi tới 4 năm sau, ông mới dành dụm được một số tiền kha khá để thực hiện ý định mà nhiều người cho rằng “điên rồ”.

Tiếng vọng quê hương đã ra đời từ đó với những thông tin thời sự được tổng hợp từ báo chí trong nước bên cạnh những chương trình văn nghệ, những thông tin trực tiếp từ cộng đồng. Cộng đồng người Việt tại Mỹ xôn xao về một “tiếng nói lạ” trong lòng nước Mỹ.

Những thông tin về tình hình đất nước, về sự phát triển của đất nước, về chính sách của Nhà nước Việt Nam trên Tiếng vọng quê hương trái hẳn với những gì họ nhận được từ một số cơ quan tuyên truyền tại hải ngoại.

Ấy thế nhưng, các phần tử chống phá Việt Nam cho rằng, đó là đài phát thanh của Việt cộng và rêu rao “Việt cộng” đã đặt hệ thống tuyên truyền trong lòng thủ đô tị nạn Little Saigon.

Luật sư Đinh Viết Tứ nhớ lại: “Bài bình luận của tôi với tựa đề Con ngáo ộp đã làm cho những kẻ hay xuyên tạc tình hình đất nước cay mũi nhất vì tôi cho rằng tuyên truyền của miền Nam nói về cộng sản như một con ngáo ộp, nhưng chính con ngáo ộp đó đã khiến cho bao tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn phải bỏ chạy”.

Ngay sau khi phát bài đó, những kẻ cực hữu đã tới nơi làm việc của ông biểu tình và đưa ông dân biểu địa phương đến điều tra xem ông Tứ có nhận tiền của Chính phủ Việt Nam không.

Không những thế, ông Tứ còn nhận được nhiều cú điện thoại dọa sẽ không để yên nếu cứ tiếp tục phát sóng. Mẹ vợ ông đang sống ở thành phố khác cũng nhận được những cú điện thoại “nhắc nhở” khuyên bảo ông con rể cứng đầu đó, nếu không ông ta sẽ “không còn ruột để ăn cơm”.

Chẳng tìm được chứng cứ nào về sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam nên họ chẳng có lý do gì để buộc Tiếng vọng quê hương phải ngừng phát sóng. Ông Tứ cho biết: “Tôi thấy thực tế thế nào thì tôi nói thế, chứ có ai bảo mình phải làm này, làm nọ đâu. Người làm báo không được phản ánh sai”.

Suốt một năm trời, đài vẫn duy trì đều đặn. Cho tới khi một kỹ thuật viên của ông bị ốm lâu ngày, đài mới tạm ngừng phát sóng. Sau đó, ông chuyển sang chương trình phát thanh Việt Nam quê hương.

Năm 2003, sư thầy Thích Pháp Châu thành lập đài Tiếng quê hương và mời luật sư Tứ hợp tác. Tiếng quê hương trở thành một đài phát thanh trên Internet. Chương trình phát vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy và Chủ nhật, mỗi chương trình kéo dài 2 tiếng và được lưu lại trên mạng trong 1 tuần.

Do là đài phát thanh trên Internet, nên cũng có nhiều hạn chế, vì thế luật sư Tứ đã nghĩ ra một phương thức mới: V - life (Đời sống Việt). Ba tháng qua, V - life là tuần tin bằng đĩa DVD đã được phát hành chủ yếu là dành cho độc giả ở các tiểu bang cách xa California. Ban đầu V- Life chỉ phát hành 3.000 đĩa, nay đã lên tới 16.000.

Chuyến thăm Mỹ của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa qua cũng đã được đài tường thuật chi tiết, trong đó có chi tiết nhà văn Trọng Minh tặng Phó Thủ tướng một cuốn sách. Ngoài tin tức thời sự, V - Life còn có các buổi hội luận, sinh hoạt giới trẻ Việt Nam (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh), đặc biệt là có cả mục thời trang.

Nghe nói về quê hương mát ruột quá

Khi còn là sinh viên khoa luật, Đinh Viết Tứ đã tham gia làm báo của khoa, đồng thời hay tham gia diễn thuyết về các vấn đề xã hội như Vai trò báo chí trong giai đoạn cách mạng.

Nhiều người biết tới Đinh Viết Tứ khi ông đã bạo gan tới gặp tướng Nguyễn Cao Kỳ để nói về vấn nạn tham nhũng lúc bấy giờ. Sau đó, ông bị gọi lên trình diện mấy lần.

Sau này, ông lập ra Ban nghị luận sinh viên khoa luật và sau khi tốt nghiệp đại học báo chí tại Malaysia, ông được mời về làm đặc phái viên cho Tổng thống. Ông làm việc cho tới năm 1971 thì lại trở về làm luật sư.

Khi giải phóng, Đinh Viết Tứ ở lại chứ không ra đi như nhiều người làm việc cho chính quyền Sài Gòn. Đến năm 1992, khi mẹ mất, không còn người họ hàng thân thích nào ở Việt Nam, ông đã sang Mỹ đoàn tụ với vợ con. Sau đó, khi bố mẹ vợ mất ở bên Mỹ, ông lại muốn quay trở về Việt Nam.

Không chỉ riêng ông, các thế hệ Việt kiều trẻ hiện cũng rất muốn về quê hương. Ông cho biết, đứa cháu của ông là người Mỹ, nhưng khi về thăm quê cha đất tổ lại không muốn rời xa mảnh đất này vì người Việt Nam tốt quá, nhiệt tình quá. Anh Quốc Thắng, kỹ thuật viên của đài cho con về một lần, thế là năm nào nó cũng đòi về…

Hình như, chúng có “gien” hướng về quê hương giống ông. Ông Tứ kể: “Có bà cụ gặp tôi, hỏi “ông là Tứ phải không”, tôi phải cảm ơn ông, nghe ông nói về quê hương, sao tôi thấy mát ruột quá. Bà còn nhất định bắt tôi phải cầm 50 đô la...”.

Ông Tứ còn là thành viên sáng lập của hội ký giả Việt Nam hải ngoại. Hiện ông đang viết cuốn sử Việt Nam, cuộc chiến mà tôi viết trong đó có tham khảo các tư liệu trong và ngoài nước.

Lan Anh

Aucun commentaire: