“Chiến cuộc” không có hồi kết
Nguyễn Dư
Khi tranh chấp với nhau bằng vũ lực, người ta quyết đem ra hết khả năng, sức mạnh để hạ gục đối phương, cũng có thể dùng tất cả mọi thủ đoạn bẩn thỉu, bất chấp. Sau đó luật pháp mới sờ tới và luận tội. Đánh võ đài thì có luật võ đài, phạm luật sẽ bị trong tài xử, nặng có thể bị đuổi, hoặc cấm không được trở lại võ đài nữa.
Khi tranh chấp với nhau về ý thức, người ta cũng vận dụng tối đa khả năng biện luận, biện chứng, vật chứng ra để giành phần thắng đem về cho phe nhóm mình nếu cùng ở trong một quốc gia và đối diện với pháp luật. Nhưng khổ nỗi, khái niệm trong ý thức rất trừu tượng, không biên giới, không điểm chuẩn, không luật căn bản rõ ràng để phân định. Có rất nhiều trường hợp người ta chỉ nhận xét, phán đoán trên cảm tính tùy và theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc nên không tuyệt đối lắm.
Cuộc tranh luận, tranh chấp hai phe hầu như không có hồi kết thúc
Nguồn: army.mod.uk
--------------------------------------------------------------------------------
Cuộc tranh luận, tranh chấp hai phe giữa người Việt quốc gia khắp nơi trên thế giới và chính quyền trong nước hầu như không có hồi kết thúc bởi vì không có trọng tài. Lợi thế của chính quyền Việt Nam (VN) là nắm quyền. Lợi thế của người Việt hải ngoại là nói lên sự thật và sử dụng quyền phát biểu (nhân quyền) ở trên đất nước tự do. Và "sự thật" đó dầu muốn dầu không chính quyền VN cũng đã thừa nhận -mặc dầu không trực tiếp - là người Việt hải ngoại đúng. Điều dễ nhìn thấy nhất là đã mở cửa và đổi mới.
Từ khi đổi mới, mở cửa về kinh tế, đời sống người dân có đỡ khổ hơn. Nhưng đừng lạc quan! Món nợ không nhỏ VN đã vay ngân hàng thế giới để xây dựng hạ tầng cơ sở, chắc chắn người dân trong nước phải gánh. Hầu như tất cả các cơ sở, công ty liên doanh lớn ở VN đều do vốn đầu tư người nước ngoài.
Nhìn về một khía cạnh thì Việt Nam hôm nay phần lớn là "phồn vinh giả tạo". Sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối sẽ tạo ra tệ nạn xã hội thật kinh khủng. Những nhà đầu tư giàu có; những người Việt về nước làm ăn, du lịch mang theo lắm tiền nhiều của; những người trong nước phất lên nhờ bán đất, chạy chọt, quyền thế, hối lộ...Trong khi đó, tháng lương công nhân, nông dân không bằng những kẻ lắm tiền chi tiêu cho một buổi thôi chứ đừng nói chi một ngày. Những người vùng quê hẻo lánh vẫn còn bữa rau bữa cháo. Cảnh giàu nghèo cách biệt càng ngày càng quá xa lại đối diện trong một một xã hội thì làm sao không sinh ra lòng ham muốn. Chính lòng ham muốn tạo ra tệ nạn tăng theo chiều hướng phát triển xã hội: Vũ trường, bia ôm, đĩ điếm; xì ke; tham nhũng; lường gạt; hối lộ; buôn người ra nước ngoài cho đi làm gái; lấy Đài Loan, lấy Hàn Quốc để đổi đời, để chạy theo cho bằng chị bằng em...Những tệ nạn, chính quyền dẹp đầu này thì vài hôm sau lại lòi đầu kia. Đó là bức tranh tổng thể nói lên khả năng lãnh đạo của chính quyền VN. Không xuyên tạc.
Sự thật của thời gian là ba mươi hai năm qua đã đủ để trả lời. không ai có thể biện luận, bào chữa. Không cần trọng tài mà công bằng, chính xác hơn cả mọi tòa án của mọi quốc gia. Việt Nam mới cất cánh được lên như ngày hôm nay không phải là cái công mà là cái tội với dân tộc! Đối với người Việt hải ngoại, mở cửa về kinh tế không cũng chưa đủ mà phải có tự do dân chủ kèm theo. Những người từng theo dõi tin tức, tình hình và có ý muốn tìm cho đất nước có một hướng đi tốt hơn nhìn thấy và đã phẫn nộ, ra rả chửi rủa chính quyền VN trên báo chí, trên đài phát thanh. Đem điều luật nhân quyền, tự do dân chủ, đem công pháp quốc tế ra để nói chuyện, bàn luận suông với chính quyền VN à? Trong quá khứ chiến tranh Việt Nam và sau khi thống nhất đất nước đã chứng minh rồi!? Chắc chắn sẽ không có kết quả khả quan.
Các nước tạo ra chiến tranh, họ đem nhân quyền ra nói, đòi hỏi đất nước mà họ muốn can dự, đó chỉ là một trong những phương tiện để đạt mục đích, quyền lợi cho họ mà thôi. Mục đích dù thất bại hay thành công rồi họ cũng phủi tay. Ai là người bênh vực cho người Việt hải ngoại trong khi họ muốn quê hương, dân tộc họ sánh vai kịp với các quốc gia trong vùng. Không ai bênh vực cho họ bằng chính họ. Thế thì buộc những nhà đấu tranh phải biểu tình đứng lên vận động bằng mọi cách kể cả lôi cuốn các nước giúp đỡ, gây áp lực với chính quyền VN. Bằng chứng là chuyện các dân biểu Mỹ hồi đầu tháng tư đến VN.
Tôi tin chắc rằng rồi đây VN cũng phải tôn trộng tự do dân chủ và nhân quyền, không thể ở mãi trong vòng khép kín, bảo thủ như các quốc gia chậm tiến được, nhưng sớm hay muộn thôi. Và cũng do những nhà đấu tranh người Việt hải ngoại góp phần không nhỏ.
"Hòn đất ném đi hòn chì mém lại".
Các người làm công việc đối ngoại và báo chí trong nước chửi rủa người Việt hải ngoại cũng đâu thua kém. Họ chụp mũ những người bất đồng chính kiến trong nước, ghép cho họ những tội mà họ không làm. Người dân trong nước chỉ nhìn một chiều, tin tưởng vào báo chí, tin tất cả những gì họ gần gũi nhất và nghe ra rả hàng ngày, quen tai. Vì sao chính quyền trong nước không cho tự do báo chí? Câu hỏi không cần câu trả lời! Hình ảnh bịt miệng là bằng chứng hùng hồn nói lên tất cả lối hành xử của chính quyền VN với người dân.
Chúng ta thử tưởng tượng, sống ở nước văn minh, khi ra đường, bất đồng với con cái và bạt tai chúng thì thử hỏi dân bản xứ họ nhìn chúng ta dưới cặp mắt như thế nào? Đơn giản thôi, ở trong nhà mà đánh đập con cái, áp đặt, hoặc bất đồng, cãi nhau, nó hỗn hào chửi cha mắng mẹ, chúng ta bịt miêng và nhốt vào trong Toilette, nếu hàng xóm biết được thì họ sẽ gọi cảnh sát bắt chúng ta liền. Chúng ta không thể biện luận rằng không ai có quyền chen vào nội bộ, gia đình mình được. Người bản xứ sẽ coi chúng ta như là mọi rợ, không tôn trọng quyền làm người.
Chính quyền Việt Nam cư xử với tất cả những nhà bất đồng chính kiến trong nước như thế rõ ràng là họ đã vi phạm luật nhân quyền. Họ không thể biện luận ấu trĩ rằng đó là chuyện nội bộ của họ. Họ biện luận, bào chữa rằng chính quyền Mỹ đem nhân quyền của Mỹ mà áp đặt lên Trung Đông và áp dụng cho Việt Nam là không đúng; là can thiệp, xen vào nội bộ người khác...
Phong tục, tập quán mỗi nước mỗi khác. Trung Đông khác với Việt Nam, Nam Mỹ lại càng không giống Trung Đông. Phong tục tập quán nhân loại đa dạng. Nhưng nhân quyền chỉ có một -không thuộc quốc gia nào cả- mà quốc tế đã cam kết hồi giữa thế kỷ trước, bổn phận các nước ký kết phải tôn trọng. Lối lập luận của chính quyền VN bào chữa cho bản thân họ còn quá non nớt, coi thường sự hiểu biết của mọi người.
Thế thì bất kỳ một động thái nào khi người Việt hải ngoại hành động để dễ cho chính quyền VN lợi dụng tuyên truyền là điều không nên. Chuyện tổ chức văn nghệ ở Úc Châu là một thí dụ cụ thể. Sống xứ tự do có khi chúng ta đòi hỏi quá đáng! Trong khi chú bác, đàn anh đàn chị mình đang ở thế dầu sôi lửa bỏng, "tang gia bối rối" giành lại từng "tất đất" với nhà cầm quyền VN thì mình vì đã quen thói chiều chuộng của những đứa con nít lên ba đòi kẹo thì thật là đáng bị ăn đòn. Nếu vô tình thì họ là người bất trí, mà nếu cố ý thì lại là bất nhân.
3/5/2007
© DCVOnline
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire